BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN MÔ HÌNH “Ứng dụng công nghệ hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống Ngao hai cồi (Tapes dorsatus - Lamarck, 1818) tại Nghệ An”
Thứ năm - 12/01/2023 22:348320
I - Đặt vấn đề. Nghệ An là tỉnh có diện tích bãi triều tương đối lớn, có khoảng hơn 100 ha có thể đưa vào nuôi các đối tượng hai mảnh vỏ hiện đang chủ yếu tập trung nuôi thương phẩm Ngao Bến Tre và Ngao Hai Cồi ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc với sản lượng hàng năm từ khoảng 800 - 1.000 tấn. Bên cạnh đó, tiềm năng diện tích các bãi triều chưa được sử dụng đang rất lớn so với diện tích đang sử dụng. Sự hiệu quả của nghề nuôi Ngao đem lại thu nhập cho người dân, góp phần đáng kể phát triển kinh tế của địa phương, giải quyết một số lượng lớn lao động có việc làm thu nhập ổn định. Song song với tỉnh nhà là các tỉnh bạn như Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh... đang phát triển nghề nuôi Ngao mạnh mẽ, với diện tích nuôi của miền Bắc khoảng 6.000 ha, với nhu cầu con giống hàng năm hơn 20 tỷ con giống. Ở Việt Nam, từ lâu ngao hai cồi đã được ngư dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Vân Đồn - Cô Tô), Bình Thuận,… khai thác theo hình thức tự nhiên với khối lượng lớn. Đây cũng là giống ngao sinh trưởng nhanh, trọng lượng lớn, có khả năng kháng bệnh tốt nên rất dễ nuôi và có thể nuôi theo nhiều hình thức khác nhau. Khi thì nuôi lẫn với tu hài, chỗ nuôi riêng, vừa nuôi theo hình thức thả bãi, vừa nuôi theo hình thức lồng treo. Hiện nay, ngao hai cùi được nuôi phổ biến ở Quảng Ninh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, trong đó Quảng Ninh là tỉnh có vùng nuôi lớn nhất cả nước. Nắm bắt tình hình đó, nhận thấy nhu cầu con Ngao giống là rất lớn. Chính vì vậy chủ động sản xuất giống Ngao hai cồi là cần thiết, để đáp ứng nhu cầu nuôi thương phẩm trong tỉnh nhà và có thể cung cấp cho các tỉnh có phong trào nuôi Ngao mạnh, góp phần phát triển kinh tế biển, giải quyết việc làm, ổn định an ninh, trật tự xã hội ven biển. Nghề nuôi Ngao hai cồi những năm gần đây đang phát triển mạnh mẽ, bởi Ngao hai cồi là đối tượng có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Chính vì vậy, nhu cầu về giống cũng rất đang cần thiết. Việc sản xuất giống nhân tạo đã được các viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản nghiên cứu thành công và đã đạt được những kết quả khả quan, đã xây dựng và hoàn thiện được quy trình sản xuất giống. Trong vài năm trở lại đây phong trào sản xuất giống Ngao Hai cồi đã được các cơ sở sản xuất giống ở các tỉnh như Vũng Tàu, Ninh Thuận, Nha Trang , Đà Nẵng... phát triển mạnh và đã có thành công trong việc sản xuất con giống. Nhằm chủ động con giống nuôi và phát triển các mô hình nuôi Ngao hai cồi hiệu quả để tăng thu nhập cho người nuôi, Trung tâm giống thủy sản Nghệ An triển khai thực hiện chuyên đề “Ứng dụng công nghệ hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống Ngao hai cồi (Tapes dorsatus - Lamarck, 1818) tại Nghệ An”. Nhằmgóp phần chuyển đổi đối tượng sản xuất giống mới có giá trị kinh tế cao, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân.Giải quyết được vấn đề mùa vụ sản xuất, đối tượng sản xuất kém hiệu quả ở các trại sản xuất giống, tạo ra nguồn cung cấp giống nhân tạo ổn định phục vụ cho nhu cầu nuôi Ngao hai cồi thương phẩm trên địa bàn nội tỉnh và và các tỉnh ven biển lân cận. II - Tổng quan về đối tượng nghiên cứu. 1. Hệ thống phân loại: 1.1. Đặc điểm phân loại, hình thái cấu tạo: Hình 1: Ngao hai cồi bố mẹ Ngao hai cồi hay còn gọi là Ngao giá, Sò lụa bắp, có tên tiếng Anh là Turgid Venus; Tên khoa học là Tapes dorsatus (Lamarck, 1818). Đây là một loài nhuyễn thể thuộc chi Tapes trong họ Ngao (Veneridae), bộ Ngao (Veneroida), lớp thân mềm 2 mảnh vỏ (Bivalvia) hay còn gọi là lớp chân rìu (Pelecypoda, chân dẹp hai bên dạng lưỡi rìu). Ngao hai cồi phân bố nhiều ở vùng biển Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương: từ Đông và Đông Nam châu Phi đến Melanesia; phía bắc đến phía nam Nhật Bản; phía nam bang Queensland và New Caledonia. Chúng có mặt từ tuyến hạ triều đến biển nông, đáy cát ở độ sâu từ 0 - 30m. Tại Việt Nam, ngao hai cùi sinh sống ở hầu hết các vùng biển từ Bắc đến Nam, trong đó ở phía Bắc chúng tập trung nhiều nhất ở Cô Tô - Quảng Ninh, ở phía nam Bình Thuận là nơi Ngao hai cồi phân bố nhiều nhất. Ngao hai cồi có vỏ dạng hình bầu dục, hai vỏ phải trái bằng nhau. Vỏ cá thể trưởng thành có thể đạt chiều dài tối đa là 11cm ở con đực, thông thường là dài 7.5cm, cao 4.6cm, rộng 2.6cm. Mép bụng cong đều, phần sau mép bụng dạng góc mái nhà. Từ đỉnh vỏ đến mép trước bằng 1/4 chiều dài vỏ, mặt nguyệt không rõ ràng, mặt thuận hẹp dài. Da vỏ màu vàng nhạt và nhám, trên đó có vân dạng răng cưa hoặc có những phiến vân hình tam giác trông như các chấm (các đốm) to. Các vòng sinh trưởng nét mịn. Mặt trong vỏ màu trắng vàng, láng. Mặt khớp của mỗi vỏ ngao hai cồi có 3 răng giữa: Răng chính giữa, răng giữa sau vỏ phải và răng chính giữa vỏ trái chẻ đôi. Vịnh màn áo sâu hình lưỡi. Ngao hai cồi là loài phân đực, cái riêng biệt. Thức ăn chủ yếu của ngao hai cồi là tảo, các chất lơ lửng hữu cơ. 1.2. Đặc điểm phân bố: Ở Việt Nam, từ lâu ngao hai cồi đã được ngư dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Vân Đồn - Cô Tô), Bình Thuận, … khai thác theo hình thức tự nhiên với khối lượng lớn. Đây cũng là giống ngao sinh trưởng nhanh, trọng lượng lớn, có khả năng kháng bệnh tốt nên rất dễ nuôi và có thể nuôi theo nhiều hình thức khác nhau. Khi thì nuôi lẫn với tu hài, chỗ nuôi riêng; vừa nuôi theo hình thức thả bãi, vừa nuôi theo hình thức lồng treo. Thời gian nuôi từ 8 - 14 tháng là cho thu hoạch. Hiện nay, ngao hai cồi được nuôi phổ biến ở Quảng Ninh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, trong đó Quảng Ninh là tỉnh có vùng nuôi lớn nhất cả nước. 1.3. Điều kiện môi trường: +Độ mặn:Độ mặn thích hợp nhất cho Ngao hai cồisinh trưởng, phát triển là từ 19 - 26 ‰. + Chất đáy: Sống ở vùng có đáy là cát pha bùn (Cát chiếm 60 - 80% ). + Nhiệt độ:Nhiệt độ thích nghi của Ngao hai cồi là từ 5 - 35 0C. Ở nhiệt độ 18 - 30 0C Ngao sinh trưởng tốt nhất + Oxy hoà tan: Hàm lượng oxy hoà tan cần duy trì ở mức từ 4 - 6 mg/l. + pH: pH thích hợp nhất cho Ngao hai cồi là từ 6 - 9. 1.4. Đặc điểm dinh dưỡng: - Thức ăn chủ yếu của Ngao hai cồi các loài tảo khuê, các mảnh vụn và chất vẩn cặn hữu cơ. 1.5. Đặc điểm sinh trưởng: Ngao hai cồi lớn nhanh vào tháng 4 - 9, lúc này nhiệt độ thích hợp. Hai năm đầu ngao lớn nhanh sau chậm dần. Sức lớn của Ngao liên quan chặt chẽ với vùng phân bố có nhiều hay ít mồi ăn. 1.6. Đặc điểm sinh sản: Ngao đực, cái là dị thể. Trứng và tinh trùng phóng ra thụ tinh trong nước. Nhìn bề ngoài không phân được đực cái, nhưng khi tuyến sinh dục thành thục có thể căn cứ vào màu sắc tuyến sinh dục để phân biệt. Ngao cái có màu vàng nhạt, ngao đực có màu trắng sữa. Mặt khác ở ngao đực đã thành thục tốt khi làm vỡ phần mềm dưới bụng tinh dịch sẽ chày ra nhưng ở con cái dù thành thục ở mức độ tốt cũng không có hiện tượng chảy ra. Mùa sinh sản của ngao vào hè thu; lượng trứng của ngao có quan hệ với cỡ cá thể to nhỏ. Phương thức sinh sản của ngao là phần sau của thân thò vòi lên mặt nước. Tinh trùng, trứng rụng vào xoang rồi qua vòi nước từ từ tuôn ra. Sau đó khuếch tán trong nước biển. Thời gian đẻ của một con cái kéo dài tới 1 giờ. III – Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu. 1.Mục tiêu: - Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống Ngao hai cồi. Hoàn thiện và củng cố chuyên môn sâu hơn và có thể phát triển bền vững và lâu dài trong sản xuất nhằm cung ứng cho vùng nuôi con giống khỏe mạnh và sạch bệnh. - Sản xuất được 10 triệu giống Ngao hai cồi từ giai đoạn ấu trùng D (veliger) lên cỡ Ngao tấm (2 - 3 vạn/kg). 2. Nội dung thực hiện: - Bố trí vận hành trại sản xuất giống Ngao hai cồi. - Kỹ thuật lưu giữ và nuôi sinh khối tảo đơn bào làm thức ăn cho Ngao bố mẹ và ấu trùng. - Kỹ thuật lựa chọn và nuôi vỗ Ngao hai cồi bố mẹ. - Kỹ thuật kích thích sinh sản Ngao. - Kỹ thuật thu trứng và ấu trùng. - Kỹ thuật ương ấu trùng giai đoạn bơi tự do (Ấu trùng D - veliger). - Kỹ thuật ương ấu trùng xuống đáy và ương ấu trùng bò lê (chân bò) lên con giống cấp 1. - Kỹ thuật thu và vận chuyển Ngao giống cấp 1. 3.Phương pháp nghiên cứu: - Nắm được những đặc điểm sinh học của Ngao hai cồi cần thiết cho sản xuất giống (về hình thái các giai đoạn các giai đoạn ấu trùng, điều kiện môi trường sống, tính ăn cho từng giai đoạn…). - Áp dụng quy trình kỹ thuật xử lý nguồn nước, kỹ thuật sinh sản, kỹ thuật chăm sóc các giai đoạn ấu trùng để thực hiện chặt chẽ và đồng bộ trong quá trình sản xuất. - Xác định mật độ ương phù hợp, xác định tỷ lệ sống. - Theo dõi thu thập số liệu các yếu tố môi trường, thông số kỹ thuật trong quá trình xử lý, ương nuôi. IV – Kết quả thực hiện. 1.Vệ sinh Trại, hệ thống bể phục vụ sản xuất: - Bể xử lý nước biển: Rửa sạch bằng nước ngọt phơi khô - Bể lọc: + Lấy hết vật liệu trong bể lọc, phơi khô rồi sắp lại lọc sau đó tẩy Chlorin nồng độ 500 ppm ngâm trong 36 giờ. + Xả hết nước Chlorin, rửa sạch bằng nước ngọt sau đó tiếp tục khử khử chlorin lại bằng Thiosunfate, xả bể lọc rồi đưa vào sử dụng. - Bể chứa, bể nuôi ấu trùng, bể nuôi tôm bố mẹ và bể đẻ: + Quét Chlorin toàn bộ mặt trong và ngoài của bể, các đường đi trong trại, hệ tống thoát nước với nồng độ dung dịch Chlorin 50 ppm.Sau 5ngày rửa sạch bằng nước ngọt, đậy kỹ bạt chuẩn bị sản xuất. - Dụng cụ sản xuất: + Ngâm trong dung dịch formol 500ppm sau 24 giờ sau đó rửa sạch, phơi nắng thật khô, đem cất chuẩn bị sản xuất. 2. Chuẩn bị nguồn nước biển phục vụ sản xuất: - Bơm nước biển vào hệ thống bể chứa lắng, xử lý nước biển - Xử lý Chlorine 30ppm, sục khí, phơi nắng 48 giờ. Tiếp tục xử lý thuốc tím 1ppm, sục khí cho đến khi nước hết Chlorine. 3. Gây nuôi tảo sinh khối làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng Ngao. Bảng 1: Danh mục các loại tảo và môi trường nuôi cấy
TT
Danh mục
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
1
Tảo Nanochrolopsis
Mẫu
20
1 mẫu = 5 lít
2
Tảo Isochrisis
Mẫu
20
Nt
3
Tảo Chaetoceros
Mẫu
20
Nt
4
Vitamin B1
Hộp
6
5
Vitamin B12
Hộp
16
6
Vitamin H
Vỉ
16
7
môi trường KEY BLOOM
Can
8
1 can = 5 lít
- Bước 1: Chuẩn bị giống tảo: Ngày 4/3/2019 tiến hành nhập về các loại tảo đơn bào giống về nuôi sinh khối gồm các loại: Nanochrolopsis occulata, Isochrysis galbana, Chaetocerosvà môi trường nuôi cấy tảo, các loại Vitamin B1, Vitamin B12 để nuôi cấy tảo chuẩn bị thức ăn cho Ngao. - Bước 2: Chuẩn bị bể và túi nuôi cấy tảo Bể 500 lít hoặc túi nilon 20 lít, 50 lít được vệ sinh bằng nước ngọt, khử trùng, diệt khuẩn bằng dung dịch Chlorine nồng độ 10 ppm, để ráo nước 3- 5 giờ. - Bước 3: Cấp nước vào bể và túi nilon + Nước có độ mặn từ 25- 30 ‰, đã được lọc qua hệ thống lọc thô (lọc cát) và các túi hoặc lõi lọc bông cỡ 1- 5 µm. + Cấp nước 2/3 bể vàtúi nilon + Sục khí nhẹ, liên tục trong bể, túi. - Bước 4: Cấy tảo giống + Cung cấp giống tảo vào mỗi bể,túi. Bổ sung môi trường dưỡng chất nuôi tảo KEY BLOOM, Vitamin B1, Vitamin B12 theo tỷ lệ 1 ml môi trường/1lít nước trong bể, túi. - Bước 5: Thu hoạch tảo + Được tiến hành thu từ 5- 7 ngày sau khi nuôi cấy + Cắm ống nhựa mềm đường kính 21- 27 mm vào cách đấy bể hoặc túi khoảng 20- 30 cm rồi rút 60- 70% nước (tảo) ra ngoài. - Bước 6: Nuôi cấy tảo lần 2 + Bổ sung nước đã lọc như ở bước 3 vào bể hoặc túi vừa thu hoạch bằng mực nước ban đầu. + Bổ sung môi trường nuôi cấy tảo, Vitamin B1, Vitamin B12 theo tỷ lệ như ở bước 4. + Thu hoạch tảo như ở bước 5. 4. Lựa chọn, nuôi vỗ và kích thích sinh sản ngao bố mẹ Giải pháp kỹ thuật đưa ra là lựa chọn được quần đàn ngao bố mẹ có chất lượng: cỡ 3- 3,5 cm (30- 40 g/con), được thu gom từ tự nhiên hoặc từ các bãi nuôi, có gờ tăng trưởng thưa, đều. Ngao lựa chọn được nuôi vỗ trong điều kiện có mái che nhằm kiểm soát ánh nắng và độ mặn không thay đổi quá đột ngột. 4.1. Tuyển chọn, nhập ngao bố mẹ: Để thực hiện chuyên đề sinh sản Ngao hai cồi, nhóm thực hiện chuyên đề đã tiến hành tuyển chọn, nhập Ngao bố mẹ về nuôi vỗ phục vụ sản xuất thực hiện chuyên đề cụ thể: - Ngày nhập: 23/4/2019. - Số lượng nhập: 150 kg, kích cỡ 3- 3,5 cm (30- 40 g/con). - Chất lượng ngao hai cồi bố mẹ: Ngao có gờ tăng trưởng thưa, đều, không bị dập vỡ, đảm bảo tiêu chuẩn ngao bố mẹ. - Nguồn gốc: Ngao được nhập từ Hải Phòng. 4.2. Nuôi vỗ ngao bố mẹ: - Chuẩn bị bể nuôi vỗ: + Bể được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ. + Đá khí được lắp đặt đều trong bể. Duy trỳ sục khí 24/24 giờ trong suốt quá trính nuôi vỗ. + Nước được cấp từ bể lắng qua túi lọc 20 µm, độ mặn 15- 27 ‰, nhiệt độ 24- 30 0C - Thả và chăm sóc ngao bố mẹ: + Ngao bố mẹ nuôi với mật độ 150 con/m2 + Cho ngao bố mẹ ăn thức ăn bằng tảo tươi, lượng cho ăn 2- 3x106 tế bào tảo/ml/ngày được chia thành 2 lần/ngày vào 7h và 17h hàng ngày. + Định kỳ 3- 5 ngày, tiến hành thay toàn bộ nước trong bể - Kiểm tra sự thành thục của ngao: + Định kỳ 7 - 10 ngày/lần kiểm tra sự thành thục của ngao bố mẹ. + Giải phẫu, kiểm tra, quan sát tuyến sinh dục thấy phát triển căng, màu trắng sữa hoặc vàng nhạt. Nếu cắt màng bao tuyến sinh dục thấy có dịch sệt sệt màu trắng sữa hoặc vàng nhạt (tinh hoặc trứng) chảy ra thì chuyển ngao bố mẹ thành thục sang bể kích thích sinh sản. 4.3. Kích thích Ngao bố mẹ sinh sản Bước 1: Ngao bố mẹ được thu, rửa sạch bằng nước ngọt, để ráo nước qua đêm hoặc bóng râm 3- 5 giờ. Bước 2: Chuẩn bị bể kích thích sinh sản - Nước có độ mặn 20- 26 ‰, nhiệt độ 26- 30 0C, được cấp vào bể kích thích sinh sản đã được lọc sạch qua bể lọc cát và lõi lọc 10 µm. - Sục khí: khí được sục nhẹ, đều, liên tục 24/24 giờ. Bước 3: Chuyển ngao bố mẹ thành thục từ bể nuôi vỗ sang bể kích thích sinh sản. Bước 4: Kích thích ngao bố mẹ sinh sản - Xếp ngao vào các rổ nhựa (4 kg/rổ), treo vào bể kích thích sinh sản. Mỗi bể treo 20- 30 kg. - Giảm nhiệt độ nước trong bể từ 5- 7 0C bằng đá lạnh trong 1 giờ, sau đó đưa nước về nhiệt độ tương tự trong bể nuôi vỗ. - Thời gian kích thích sinh sản từ 3- 5 giờ, nếu ngao không sinh sản thì chuyển lại bể nuôi vỗ tiếp tục chăm sóc, theo dõi cho lần sinh sản sau. 4.4. Thu và ấp trứng thụ tinh - Khoảng 30- 45 phút sau khi phóng tinh và trứng ra môi trường nước, chuyển ngao bố mẹ sang ao nuôi. - Trứng thụ tinh được ương trực tiếp trong bể kích thích sinh sản bằng cách duy trì sục khí nhẹ, liên tục. Sử dụng vợt có mắt lưới 80 µm thu váng và tạp chất nổi trên bề mặt bể sau 1- 2 giờ. - Ấu trùng D-veliger được thu bằng vợt có mắt lưới 45 µm chuyển qua bể ương 12- 15 giờ sau khi thụ tinh. 5.Ương ấu trùng giai đoạn bơi tự do (ấu trùng D-veliger) Thời gian ương từ 12- 15 ngày, đến khi ấu trùng biến thái hoàn toàn thành con giống cấp I. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Chuẩn bị bể ương - Bể được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ. - Đá khí được lắp đặt đều trong bể. Duy trỳ sục khí 24/24 giờ trong suốt quá trình ương nuôi . Bước 2: Cấp nước vào bể ương - Nước được cấp vào ao ương từ ao lắng qua hệ thống lọc cát và thiết bị lọc tinh (5 µm), độ mặn 20- 26 ‰, nhiệt độ 26 - 310C. Bước 3: Thả ương ấu trùng vào ao ương - Chuyển ấu trùng D-veliger từ bể kích thích sinh sản sang ao ương bằng vợt có mắt lưới 45 µm. Mật độ ương ấu trùng là 10 ấu trùng/ml. - Duy trì mực nước trong ao ương trong suốt quá trình ương, nước chỉ được bổ sung kèm với thức ăn hàng ngày. Bước 4: Cho ấu trùng ngao ăn - Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 6, cho ấu trùng ngao ăn các loài tảo đơn bào: N. occulata, I. galbana, C. calcitrans với tỷ lệ 1:1:1 với hàm lượng 5- 7x105 tế bào/ml/ngày, chia thành 2 bữa vào 7h và 17h hàng ngày. - Từ ngày thứ 7 cho ấu trùng ăn lượng lớn hơn 15x105 tế bào/ml/ngày Kiểm tra tình hình sử dụng thức ăn của ấu trùng qua kính hiển vi quang học (10x10) vào lúc 16 giờ chiều để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho những ngày tiếp theo. Bước 5: Thu ngao giống cấp I. 6. Kết quả sản xuất: 6.1. Kết quả cho đẻ đợt 1: - Ngày 2/04/2020 tiến hành tuyển chọn ngao bố mẹ cho sinh sản đợt 1:do kỹ thuật gây sốc nhiệt kích thích ngao bố mẹ chưa đảm bảo qui trình kỹ thuật nên về Ngao không đẻ, sau đó Ngao bị yếu và chết cơ bản chết. 6.2. Kết quả sản xuất đợt 2: + Ngày 17/4/2019tiến hành tuyển chọn 40 kg Ngao bố mẹ tiến hành cho sinh sản đợt 2. Ngao bố mẹ sau khi được tuyển chọn và cho kích thích sinh sản thì được chuyển vào 2 bể đẻ, mỗi bể 7m3. - Ấu trùng D-veliger trong bể có mật độ ương là 10 ấu trùng/ml. - Định kỳ 3 ngày một lần, sử dụng chế phẩm vi sinh Super VS, EM có thành phần Rhodobacter pseudomonas ≥ 109 cfu/ml; Rhodococcus spirinllum ≥109 cfu/ml với liều lượng 3- 5 lít/1.000 m2 nhằm phân hủy chất hữu cơ trong bể và tạo ra các nhóm vi khuẩn có lợi trong bể ương. - Cho ấu trùng ngao ăn: Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 6, cho ấu trùng ngao ăn hỗn hợp 50% các loài tảo đơn bào: N. occulata, I. galbana, C. calcitrans với tỷ lệ 1:1:1 và 50% tảo tự nhiên trong ao với hàm lượng 5- 7x105 tế bào/ml/ngày, chia thành 2 bữa vào 7h và 17h hàng ngày. - Từ ngày thứ 7 cho ấu trùng ăn lượng lớn hơn 15x105 tế bào/ml/ngày - Kiểm tra tình hình sử dụng thức ăn của ấu trùng qua kính hiển vi quang học (10x10) vào lúc 16h chiều để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho những ngày tiếp theo. - Kết quả: sản xuất được 80 vạn con Ngao giống cỡ 2 mm.
Bảng 1: Loại thức ăn và lượng cho ăn theo từng giai đoạn phát triển của ấu trùng, kết quả cho đẻ đợt 2.
Giai đoạn
Ngày tuổi
Mật độ ương (ấu trùng/ml)
Thức ăn (Tế bào/ml)
Loại và lượng thức ăn
Ấu trùng D-veliger
1 ngày
10
500.000
100% (Na)
2 lần/ngày
Ấu trùng D-veliger
7 ngày
5 – 10
1.500.000
1/3Na+1/3 Iso+1/3Cha
2 lần/ngày
Ấu trùng xuống đáy
15ngày
5 – 10
1.700.000
1/3Na+1/3 Iso+1/3Cha
2 lần/ngày
Ấu trùng biến thái C1
18ngày
5
2.000.000
1/3Na+1/3 Iso+1/3Cha
2 lần/ngày
Ngao giống cấp 1
>18 ngày
5
20.000.000
1/3Iso+2/3Cha
2 lần/ngày
(Ghi chú: Na: Nanochloropsis occullata; Iso: Isochrysis galbana; Cha: Chaetoceros calcitrans) 6.3. Kết quả cho đẻ đợt 3: Ngày 4/6/2019 tiếp tục tuyển chọn40 kg Ngao bố mẹ cho tham gia sinh sản đợt 3. Ngao bố mẹ sau khi được cho kích thích sinh sản thì được chuyển vào 6 bể đẻ, mỗi bể 7 m3. - Ấu trùng D-veliger trong bể có mật độ ương là 10 ấu trùng/ml. - Định kỳ 3 ngày một lần, sử dụng chế phẩm vi sinh Super VS, EM có thành phần Rhodobacter pseudomonas ≥ 109 cfu/ml; Rhodococcus spirinllum ≥109 cfu/ml với liều lượng 3- 5 lít/1000 m2 nhằm phân hủy chất hữu cơ trong bể và tạo ra các nhóm vi khuẩn có lợi trong bể ương. - Cho ấu trùng ngao ăn: Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 6, cho ấu trùng ngao ăn hỗn hợp 50% các loài tảo đơn bào: N. occulata, I. galbana, C. calcitrans với tỷ lệ 1:1:1 và 50% tảo nhiên trong ao với hàm lượng 5- 7x105 tế bào/ml/ngày, chia thành 2 bữa vào 7h và 17h hàng ngày. - Từ ngày thứ 7 cho ấu trùng ăn lượng ≥15x105 tế bào/ml/ngày - Kiểm tra tình hình sử dụng thức ăn của ấu trùng qua kính hiển vi quang học (10x10) vào lúc 16h chiều để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho những ngày tiếp theo. - Kết quả: sản xuất được 1,8 triệu con Ngao giống cỡ 2 mm. Bảng 3: Loại thức ăn và lượng cho ăn theo từng giai đoạn phát triển của ấu trùng, kết quả cho đẻ đợt 3.
Giai đoạn
Ngày tuổi
Mật độ ương (ấu trùng/ml)
Thức ăn (Tế bào/ml)
Loại và lượng thức ăn
Ấu trùng D-veliger
1 ngày
10
500.000
100% (Na)
2 lần/ngày
Ấu trùng D-veliger
7 ngày
5 – 10
1.500.000
1/3Na+1/3 Iso+1/3Cha
2 lần/ngày
Ấu trùng xuống đáy
15ngày
5 – 10
1.700.000
1/3Na+1/3 Iso+1/3Cha
2 lần/ngày
Ấu trùng biến thái C1
18ngày
5
2.000.000
1/3Na+1/3 Iso+1/3Cha
2 lần/ngày
Ngao giống cấp 1
>18 ngày
5
20.000.000
1/3Iso+2/3Cha
2 lần/ngày
(Ghi chú: Na: Nanochloropsis occullata; Iso: Isochrysis galbana; Cha: Chaetoceros calcitrans) 6.4. Kết quả cho đẻ đợt 4: Ngày 7/7/2019tiếp tục tuyển chọn 30kg Ngao bố mẹ cho tham gia sinh sản đợt 4. Ngao bố mẹ sau khi được cho kích thích sinh sản thì được chuyển vào 6 bể đẻ, mỗi bể 7 m3. - Ấu trùng D-veliger trong bể có mật độ ương là 10 ấu trùng/ ml. - Định kỳ 3 ngày một lần, sử dụng chế phẩm vi sinh Super VS, EM có thành phần Rhodobacter pseudomonas ≥ 109 cfu/ml; Rhodococcus spirinllum ≥109 cfu/ml với liều lượng 3- 5 lít/1.000 m2nhằm phân hủy chất hữu cơ trong bể và tạo ra các nhóm vi khuẩn có lợi trong bể ương. - Cho ấu trùng ngao ăn: Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 6, cho ấu trùng ngao ăn hỗn hợp 50% các loài tảo đơn bào: N. occulata, I. galbana, C. calcitrans với tỷ lệ 1:1:1 và 50% tảo nhiên trong ao với hàm lượng 5-7x105 tế bào/ml/ngày, chia thành 2 bữa vào 7h và 17h hàng ngày. - Từ ngày thứ 7 cho ấu trùng ăn lượng ≥15x105 tế bào/ml/ngày - Kiểm tra tình hình sử dụng thức ăn của ấu trùng qua kính hiển vi quang học (10x10) vào lúc 16h chiều để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho những ngày tiếp theo. - Kết quả: sản xuất được 1,2 triệu con Ngao giống cỡ 2 mm. Bảng 4: Loại thức ăn và lượng cho ăn theo từng giai đoạn phát triển của ấu trùng, kết quả cho đẻ đợt 4.
Giai đoạn
Ngày tuổi
Mật độ ương (ấu trùng/ml)
Thức ăn (Tế bào/ml)
Loại và lượng thức ăn
Ấu trùng D-veliger
1 ngày
10
500.000
100% (Na)
2 lần/ngày
Ấu trùng D-veliger
7 ngày
5 – 10
1.500.000
1/3Na+1/3 Iso+1/3Cha
2 lần/ngày
Ấu trùng xuống đáy
15ngày
5 – 10
1.700.000
1/3Na+1/3 Iso+1/3Cha
2 lần/ngày
Ấu trùng biến thái C1
18ngày
5
2.000.000
1/3Na+1/3 Iso+1/3Cha
3 lần/ngày
Ngao giống cấp 1
>18 ngày
5
20.000.000
1/3Iso+2/3Cha
2 lần/ngày
(Ghi chú: Na: Nanochloropsis occullata; Iso: Isochrysis galbana; Cha: Chaetoceros calcitrans) 7. Thu và vận chuyển ngao giống cấp I - Ngao giống cấp I được thu bằng lưới lọc cỡ 500 µm. - Đóng gói con giống vào thùng xốp cùng với đá lạnh được bọc trong túi nilon để duy trì nhiệt độ trong thùng xốp khoảng 23- 25 0C. - Chuyển ngao giống trong điều kiện bình thường nếu vùng nuôi ở gần, thời gian vận chuyển <5 giờ. - Chuyển bằng xe ô tô có thùng bảo ôn ở nhiệt độ 22- 24 0C nếu vùng nuôi ở xa, thời gian vận chuyển kéo dài 24- 48 giờ. - Chuyển sang ao mới để tiếp tục ương, thuần hóa thành ngao giống cấp II. V- Kết luận. - Chuyên đề đã được phòng kế hoạch - kỹ thuật phối hợp với Trại sản xuất giống thủy sản Diễn Hải triển khai thực hiện nghiêm túc đúng mục tiêu, nội dung và tiến độ của chuyên đề. Qua 4 đợt sản xuất được 4 triệu con Ngao giống kích cỡ 2 mm, cơ bản đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra. - Qua quá trình thực hiện chuyên đề cũng cho thấy một số bất lợi trong sản xuất Ngao hai cồi tại Nghệ An như: điều kiện vận chuyển về địa lý quá xa và sự lựa chọn con giống bố mẹ chất lượng đủ tiêu chuẩn còn gặp nhiều khó khăn. - Qua 4 đợt sản xuất, kết quả thực hiện phần nào đã đánh giá được kết quả sản xuất giống. Qua đó,có thể khẳng định được việc sản xuất giống Ngao hai cồihoàn toàn có thể thực hiện được ở Nghệ An. Qua đó đã xây dựng, hoàn thiện được qui trình kỹ thuật sản xuất giống Ngao Hai cồi phù hợp với điều kiện Nghệ An. - Nhằm để kiểm tra, đánh giá chất lượng Ngao giống sản xuất ra trước khi đưa vào sản xuất đại trà cung cấp cho người nuôi. Nhóm thực hiện dự án đã xin chủ trương lãnh đạo Trung tâm hỗ trợ người dân toàn bộ sản phẩm làm ra đưa vào nuôi thử nghiệm. Qua theo dõi cho thấy, Ngao giống sản xuất ra tại Nghệ An đưa vào nuôi thương phẩm sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt khá cao trên 75%. Qua đó có thể khẳng định Ngao hai cồi hoàn toàn phù hợp với điều kiện khí hậu của Nghệ An, chất lượng con giống sản xuất nhât tạo đảm bảo chất lượng đưa vào nuôi thương phẩm, là cơ sở để phát triển phong trào sản xuất giống và nuôi thương phẩm Ngao hai cồi tại Nghệ An./.