Bến Tre: Triển vọng mô hình nuôi cá kết hợp trồng cây

Thứ ba - 18/03/2025 21:46 38 0

Bến Tre là địa phương giáp biển, mỗi năm vào mùa khô thường bị mặn xâm nhập cục bộ trong khi hệ thống thủy lợi chưa khép kín đe dọa nhiều vùng trồng cây ăn quả đặc sản như sầu riêng, chôm chôm, việc tái tạo hoặc trồng mới vườn cây rất khó khăn và tốn kém.

Xuất phát từ thực tiễn đó, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam triển khai dự án “Nghiên cứu giải pháp, công nghệ tích trữ nước phân tán phục vụ vùng cây ăn quả vùng ĐBSCL”. Tại Bến Tre, dự án được thực hiện ở vườn sầu riêng của bà Cao Thị Chiên, xã Tân Phú, huyện Châu Thành. 

Thả cá trong ao trữ nước ngọt giúp gia đình bà Chiên cải thiện phần nào thu nhập. Ảnh: Trường Sơn

Bước đầu, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp tích trữ nước tưới. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã thiết kế ao trữ nước với diện tích từ 10 – 15% diện tích vườn, có chi phí gần 300 triệu đồng, trữ từ 1.000 m³ nước ngọt.

Được biết, vườn sầu riêng của bà Chiên đã có 12 năm tuổi với diện tích rộng 9.000 m². Nhờ có ao trữ nước ngọt mà qua mùa khô hạn, bà Chiên đã sử dụng nước hiệu quả giúp các vườn cây vượt hạn, mặn, nhưng vẫn đảm bảo năng suất cao.

Đặc biệt, từ khi được đầu tư ao trữ nước, do đây cũng là một trong những điểm du lịch sinh thái của địa phương nên bà Chiên đã tận dụng mặt nước ao thả cá chép, rô phi để khách giải trí, cải thiện phần nào thu nhập gia đình.

Ông Nguyễn Quang Thương, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Xây dựng công trình cho biết: “Qua nhiều mùa hạn mặn, các ao trữ trong vườn đã phát huy hiệu quả trong việc cung cấp đủ nước tưới cho cây trồng”.

Ngoài ra, các mô hình trữ nước đã góp phần phát triển thêm loại hình du lịch sinh thái cộng đồng hay nuôi thả cá. Khách tham quan muốn trải nghiệm vừa chụp hình, thưởng thức trái cây ngon, vừa được giải trí khi cho cá ăn hoặc câu cá.

Với mô hình thí điểm tại xã Tân Phú, do công trình kiên cố nên chi phí đầu tư ban đầu khá cao, tuy nhiên, ưu điểm là có thể sử dụng lâu dài. “Người dân có thể nghiên cứu làm ao trữ trong mương vườn bằng hệ thống bạt nhựa để giảm chi phí đầu tư nhưng vẫn có thể sử dụng đến hàng chục năm”, ông Thương chia sẻ.

PGS.TS Nguyễn Phú Quỳnh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cho biết: “Nguồn kinh phí có thể tùy theo chính sách hỗ trợ của từng địa phương để giúp người dân bớt gánh nặng đầu tư ban đầu. Sau một hoặc hai mùa vụ, người dân có thể hoàn lại một phần kinh phí từ việc thu hoạch sản phẩm”.

Nguyễn Hằng

Nguồn tin: thuysanvietnam.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn muốn biết thông tin về sản phẩm tôm giống của trung tâm?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay10,664
  • Tháng hiện tại30,984
  • Tổng lượt truy cập11,387,777
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây