Bình Phước: Bước đột phá trong sản xuất giống cá rô phi toàn đực

Thứ ba - 17/10/2023 22:43 256 0

Bình Phước có diện tích mặt nước nội địa lớn với hơn 28.300 ha, trong đó mặt nước trên hệ thống sông, suối, kênh gần 7.200 ha, còn lại là ao, hồ… Đây là điều kiện thuận lợi để người dân trong tỉnh phát triển nuôi trồng thủy sản.

Cá rô phi được đánh giá là loại có có giá trị kinh tế cao nên được nuôi rất phổ biến. Đặc biệt, chúng có khả năng sinh trưởng tốt, dễ nuôi ở nhiều môi trường ao, hồ, ruộng, trong lồng. Tuy nhiên, so với cá rô phi cái, cá rô phi đực sẽ cho hiệu quả cao hơn. Bởi con đực lớn nhanh và kích cỡ vượt trội so với con cái. 

Cá rô phi là đối tượng được nuôi nhiều ở tỉnh Bình Phước. Ảnh: Americulture

Trước thực tế đó, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bình Phước đã thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ sản xuất cá rô phi toàn đực và đánh giá khả năng phát triển, hiệu quả kinh tế của cá rô phi nuôi thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Phước”. Bước đột phá trong đề tài này là nhóm tác giả đã ứng dụng phương pháp ngâm hormone khi cá nở được 12 ngày để chuyển đổi giới tính khác với phương pháp trước đây là cho cá ăn hormone. Công nghệ này đã rút ngắn thời gian, chi phí đầu tư.

Ông Chu Văn Trọng, thôn Tân Hòa, xã Bù Nho, huyện Phú Riềng là hộ dân được chọn để tham gia thử nghiệm. Theo ông Trọng, sau một thời gian nuôi theo quy trình của nhóm đề tài đưa ra, có thể thấy, cá rô phi đơn tính toàn đực dễ nuôi hơn các loài cá khác. Đặc biệt, nuôi cá rô phi đực giải quyết được khả năng sinh sản không mong muốn, vì vậy, cá lớn nhanh hơn và kích cỡ thu hoạch đồng đều. Đồng thời giảm hệ số thức ăn do không bị cá con tiêu thụ trong quá trình nuôi. Thịt cá chắc, thơm, trọng lượng vượt trội so với cá rô phi thông thường. Cá có sức đề kháng cao, chống chịu tốt với điều kiện thất thường của thời tiết và chất lượng môi trường nước.

Với diện tích trên 1.700 m2, ông Trọng thả 5.000 con cá rô phi. Sau 8 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 0,7 – 1 kg/con. Giá bán hiện nay 35.000 đồng/kg, nếu bán vào dịp này ông sẽ thu về gần 150 triệu đồng.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bình Phước, chủ nhiệm đề tài: “Hiện cá rô phi được nuôi khá nhiều, tỷ lệ cơ cấu nuôi trong ao chiếm 60 – 70%, chủ yếu là nuôi thương phẩm. Để tăng chất lượng đàn cá, cũng như tăng thu nhập cho người nuôi, mô hình nuôi cá rô phi toàn đực đang dần được triển khai tới người dân”. 

Từ kết quả bước đầu của thử nghiệm cho thấy, nếu đề tài thành công, được nghiệm thu sẽ là cơ sở để triển khai, mở rộng và phát triển mô hình nuôi cá rô phi thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Việc nhân rộng mô hình này sẽ tận dụng được diện tích mặt nước hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. 

Thanh Hiếu

Nguồn tin: thuysanvietnam.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn muốn biết thông tin về sản phẩm tôm giống của trung tâm?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay3,235
  • Tháng hiện tại133,534
  • Tổng lượt truy cập10,180,170
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây