Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Thứ hai - 22/04/2024 22:32 593 0

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
Lab lab chết và nổi lên trên mặt nước

Lab lab là gì?

Lab lab (tảo đáy) phát triển trong ao đất khi giai đoạn đầu không gây được màu. Sau một thời gian nuôi khi ao có dinh dưỡng, bắt đầu có màu thì tảo đáy sẽ chết nổi và nổi lên mặt nước sau vài ngày tảo sẽ chìm xuống đáy ao tạo ra 1 lớp bùn đen trên đáy ao và sinh ra vi khuẩn, khí độc gây hại cho tôm nuôi, khiến tôm yếu ớt, dễ mắc bệnh, bị đen mang,…Ngoài ra, sự phát triển của lab lab đòi hỏi độ mặn cao, điều này không có lợi cho sự phát triển của tôm sú.

Lab lab xuất hiện có thể do quá trình bà con cải tạo ao, khi phơi ao những xác tảo, xác rêu, xác rong và một số lá cây sẽ được phân hủy và phơi khô. Sau khi vô nước ao thì vi sinh vật và vi sinh động vật bám vào đó và phân giải, trong quá trình phân giải chúng sẽ sinh ra khí CO2 và nổi lên. Nguyên nhân thứ hai là trong quá trình nuôi tôm, bà con diệt rong cắt tảo, khi nó chết nó sẽ chìm xuống đáy một thời gian thì vi sinh vật và động vật phân hủy và nổi lên. 

Ngoài 2 nguyên nhân trên 1 số trường hợp bà con sử dụng phân hóa học vô cơ để gây tảo ban đầu trong ao nuôi tôm, khi bà con đánh xuống ao làm cho tảo, rong phát triển khiến lab lab chết và nổi lên trên mặt nước.

Vì sao phải diệt lab lab?

Những ao nước trong quá lâu tạo điều kiện cho lab lab phát triển. Sau đó tảo xuất hiện và làm chết lab lab. Xác lab lab bị phân hủy yếm khí (trong điều kiện không có không khí) chính là nguyên nhân sinh ra H2S.

Mà, khí độc trong ao nuôi chính là các chất khí NH3 và NO2, bao gồm cả H2S. H2S là chất độc không màu, mùi trứng thối, ít tan trong nước. Nếu so về độ độc, H2S cao gấp nhiều lần so với NH3 và NO2, chỉ cần 0,01 ppm là có thể làm chết tôm.

Khi xuất hiện quá nhiều trong ao nuôi, lab lab phân hủy sẽ sinh ra nhiều khí độc CO2 làm giảm oxy trong nước, gây ra hiện tượng tôm thiếu oxy và có khả năng bị ngạt vào ban đêm, khiến tôm giảm ăn chậm lớn, sức đề kháng yếu, dễ bị đóng mang và đen mang.

Khi kiểm tra bề mặt đáy ao dưới kính hiển vi có thể thấy lab lab có kính thước nhỏ. Đồng thời, chúng sử dụng hết dưỡng chất trong nước, tiết độc tố ức chế sự phát triển của các loại tảo khác. Tôm mới thả thường ăn thức ăn tự nhiên dưới đáy, bao gồm cả lab lab. Khi tôm ăn phải lab lab (tảo lam đáy) trong thời gian dài sẽ gây ra các vết thương trong hệ thống tiêu hóa, dẫn tới viêm dạ dày - ruột, hoại tử gan trầm trọng, làm tôm lớn rất chậm, ốm yếu, màu cơ và vỏ khác thường. 

Lab lab xuất hiện làm màu nước khác thường, gần bờ nước trong nhưng phía dưới đáy có màu sậm đen. Ảnh: vagen.com.vn

 

Các dấu hiệu quan sát được tại ao như sau:

- Lab lab nổi ở góc ao cuối gió. Nếu lab lab nổi lên mặt nước sẽ có mùi hôi thối bốc lên từ nước hoặc xung quanh ao và được vớt lên bờ. 

- Vỏ tôm chuyển màu đen, gồ ghề, gan teo, mang vàng, ruột có màu trắng đục hoặc trống ruột.

- Sau một thời gian nuôi, lab lab sẽ chết, bong tróc và nổi lên mặt nước, một thời gian sẽ chìm xuống đáy ao tạo thành lớp bùn màu đen. Xác tảo phân hủy làm suy thoái nghiêm trọng chất lượng nước ao dẫn đến bùng phát bệnh trên tôm, gây ra hiện tượng ngộ độc lab lab (tảo đáy).

Cách phòng trị hiệu quả

Cách phòng:

- Cải tạo ao thật kỹ, khi cải tạo ao, chú ý rửa sạch bùn đáy, loại các chất hữu cơ lắng tụ. Không để nước trong hơn 1 tuần khi chuẩn bị ao hoặc khi ngâm ao.

- Xử lý sạch nguồn nước trước khi cấp.

- Không nên dùng loại phân vô cơ để gây màu, không dùng phân lân trong cải tạo và quá trình nuôi.

- Quản lý thức ăn hợp lý, tránh dư thừa tồn đọng trong ao.

- Duy trì màu nước ổn định.

- Thường xuyên chạy quạt nước, sục khí.

- Bổ sung định kỳ men vi sinh cho ao (làm sạch nước, đáy ao & ổn định hệ tảo có lợi).

- Định kỳ xi phông nền đáy.

Cách diệt tảo lab lab trong ao, có 2 phương pháp:

- Dùng men vi sinh, bà con có thể tham khảo cách sử dụng BITA-D liều 500g/2000 m3 nước, liên tục 1 - 3 lần (1 lần/ngày). Để tăng hiệu quả nên hòa sản phẩm với mật rỉ đường và nước sạch vừa đủ, sục khí 3 – 6 giờ, rồi tạt đều xuống ao, dùng lúc 10 giờ tối, mở máy quạt. Có thể kết hợp thêm vôi nóng tạt 5 kg/ 1000 m3 nước lúc 2 giờ sáng.

- Dùng hóa chất: GENKO 0,5 - 1lít/1000 m3 nước, pha loãng với 20 lít nước tạt đều xuống ao ngay vị trí nhiều tảo, dùng khi trời có nắng.

 Chú ý: Sau khi cắt Lab Lab nên dùng ZEOLITE để lắng xác chết nổi, kết hợp  tạt TOPCA để hấp thụ khí độc, sau 48 giờ cấy vi sinh AQUABOSS để phân hủy xác tảo chết.

Nếu lab lab quá nhiều thì vớt càng nhiều thì càng tốt, nếu để quá nhiều thì phát sinh khí độc và không có vi sinh nào xử lý kịp, do đó cần phải vớt bớt đi, và đồng thời kết hợp vi sinh để giúp phân hủy nhanh và đồng thời xử lý khí độc H2S.


Đăng ngày 22/04/2024

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn muốn biết thông tin về sản phẩm tôm giống của trung tâm?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay4,533
  • Tháng hiện tại70,930
  • Tổng lượt truy cập10,550,888
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây