Nghêu trần – đối tượng nuôi mới trong tương lai?

Chủ nhật - 10/12/2023 21:30 131 0

Món ăn bổ dưỡng

Với người đi biển, nghêu trần là nỗi ám ảnh lớn. Họ còn gọi loài sinh vật phá hoại này là giun tàu hoặc sâu gỗ vì chúng đục bất cứ loại gỗ nào trong nước biển, gồm tàu, cầu tàu và bến cảng. Sâu gỗ (teredinids), cùng họ với hàu và vẹm, là nhuyễn thể phát triển nhanh nhất thế giới, có thể đạt chiều dài tới 30 cm chỉ trong vòng 6 tháng. Loài sinh vật này thường bám vào thân gỗ mục, hoặc vỏ tàu gỗ, đục lỗ sinh sống và biến nó thành chất dinh dưỡng cần thiết. 

Sâu gỗ (teredinids) có thể đạt chiều dài tới 30cm chỉ trong vòng 6 tháng

Hiện trên thế giới vẫn chưa có mô hình nuôi sâu gỗ. Nếu thành công, Anh sẽ là quốc gia đầu tiên phát triển hệ thống nuôi loài nhuyễn thể này. Theo một báo cáo của các nhà khoa học tại Đại học Plymouth và Đại học Cambridge, hàm lượng vitamin B12 trong sâu gỗ cao hơn hầu hết các loại nhuyễn thể khác và gấp đôi lượng B12 của vẹm xanh. Nhóm chuyên gia này đã đổi tên sâu gỗ thành nghêu trần và phát triển hệ thống nuôi dành riêng cho đối tượng này. Theo đó, chỉ cần bổ sung thức ăn có nguồn gốc tảo biển vào hệ thống nuôi, nghêu trần sẽ chứa thành phần axit béo omega-3 không bão hòa đa, chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người.   

Nghêu trần là thực phẩm khá phổ biến và được ưa chuộng ở Philippines

Theo Tiến sĩ David Wille, tại Đại học Cambridge, nhóm chuyên gia đang nuôi thử nghiệm nghêu trần bằng các loại gỗ phế thải. Nghêu trần có hương vị giống hàu, rất bổ dưỡng và đặc biệt mô hình nuôi thân thiện môi trường. Do không dành nhiều năng lượng để phát triển vỏ nên nghêu trần tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với vẹm và hàu. Thực tế, vẹm hoặc hàu mất gần hai năm mới đạt cỡ thương phẩm nếu nuôi bằng mô hình truyền thống. 

Tiềm năng tiêu thụ 

Nghêu trần tự nhiên là món ăn đặc sản tại Philippines với tên gọi sâu gỗ. Người dân nơi đây thường khai thác nghêu trần trong khúc gỗ mục nát hoặc phần thân cây được chìm dưới nước trong các khu rừng ngập mặn. Sâu gỗ Philippines có vị khá ngọt với phần thịt màu trắng sữa, mịn, chứa nhiều chất bổ dưỡng như sắt, canxi, kẽm, vitamin A, B12…Tuy nhiên, các chuyên gia tại Anh tin rằng, nghêu trần sẽ là thực phẩm được ưa chuộng và có thể trở thành một loại nguyên liệu “thịt trắng” mới trong ngành chế biến chả cá hoặc cá viên.  

Hiện trên thế giới vẫn chưa có mô hình nuôi sâu gỗ, và khai thác hoàn toàn từ tự nhiên. Ảnh: Travel Tramp

Nhóm chuyên gia người Anh đã phát triển hệ thống khép kín đề nuôi nghêu trần thành công. Mô hình này được kiểm soát hoàn toàn và giải quyết các mối lo ngại về chất lượng nước và an toàn thực phẩm liên quan đến lĩnh vực nuôi hàu và vẹm hiện nay. Tiến sĩ Reuben Shipway, Đại học Plymouth khẳng định, “hệ thống nuôi nghêu trần là một giải pháp bền vững để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm giàu dinh dưỡng mà quá trình sản xuất không gây hại đến môi trường”. Hiện dự án nuôi nghêu trần đã thu hút tài trợ từ nhiều tổ chức gồm The Fishmongers, Hiệp hội sinh thái Anh, Hiệp hội triết học Cambridge, Quỹ giáo dục và nghiên cứu Seale-Hayne, BBSRC. 

Nhóm chuyên gia Anh đang thử nghiệm các loại gỗ thải và thức ăn tảo khác nhau trong hệ thống nuôi nghêu trần để tối ưu hóa tăng trưởng, mùi vị và thành phần dinh dưỡng của nghêu; đồng thời hợp tác với Cambride Enterprise để mở rộng quy mô và thương mại hóa hệ thống. 

Tuấn Minh

(Theo Thefishsite)

Nguồn tin: thuysanvietnam.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn muốn biết thông tin về sản phẩm tôm giống của trung tâm?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay12,954
  • Tháng hiện tại473,277
  • Tổng lượt truy cập7,839,592
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây