Phòng chống dịch bệnh thủy sản sau bão

Thứ sáu - 08/11/2024 04:04 28 0

Sau bão lũ, khi phát hiện cây đổ, lá rụng, xác chết gia súc gia cầm ở các khu vực xung quanh đổ xuống ao cần thu gom, loại bỏ ra khỏi ao, tránh làm cho môi trường nước bị ô nhiễm. Ngoài ra, môi trường ao nuôi sẽ có những biến động đột ngột, mưa làm rửa trôi phèn, các chất hữu cơ, độc tố tích tụ từ bờ xuống ao cá làm môi trường nước trong ao nuôi cá luôn biến động. Đây là những nguyên nhân làm cho cá dễ mẫn cảm với mầm bệnh, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có trong môi trường nước tấn công và gây bệnh. Do đó, cần thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh trong mùa mưa bão, lũ, lụt bao gồm:

Chủ động xử lý môi trường nước bằng vôi bột với lượng 2 – 3 kg/100 m³ nước ao hoặc một số hóa chất được phép sử dụng trong nuôi thủy sản (như TCCA, BKC, Chlorine…) theo đúng liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất để khử trùng nước ao nuôi, phòng bệnh cho thủy sản nuôi.

Áp dụng mọi biện pháp để ngăn chặn, hạn chế tối đa thủy sản thất thoát khi vùng nuôi bị ngập, nước lũ dâng cao. Tăng cường kiểm tra, loại bỏ rác thải có nguy cơ hoặc đang ảnh hưởng trực tiếp vào lồng nuôi, di chuyển cá ở các ô lồng bị ảnh hưởng lớn của nước lũ vào khu vực an toàn hơn. Thu hoạch cá đạt kích cỡ thương phẩm.

Khi phát hiện có cá chết nhiều bất thường hoặc nghi mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần báo ngay cho chính quyền địa phương và nhân viên thú y cấp xã. Đồng thời thực hiện thu gom toàn bộ số cá chết ngay trong ngày và thực hiện chôn toàn bộ số cá chết có bổ sung 1% vôi bột; phun thuốc sát trùng quanh khu vực hố sau khi chôn. Không xả trực tiếp nước ao, bể nuôi ra ngoài môi trường khi chưa xử lý bằng Chlorine hoặc vôi. Kê khai, báo cáo chính xác diện tích, mức độ thiệt hại với chính quyền địa phương (nếu có) theo quy định.

Phối hợp với chính quyền địa phương giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh đến từng cơ sở nuôi, kịp thời phát hiện thủy sản nuôi mắc hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm để tổ chức điều tra, xác minh và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định, không để dịch bệnh lây lan rộng.

Khi nước rút, kiểm tra, tu sửa bờ ao, hệ thống dây neo, phao lồng và các công trình phụ trợ. Vệ sinh lồng bè, lưới để đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất trở lại bình thường. Trường hợp vị trí lồng bè không phù hợp cần di chuyển đến nơi nước sạch hoặc di chuyển cá vào ao nuôi.

Tiến hành quạt nước, sục khí để hạn chế sự phân tầng. Kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường nước đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép như treo túi vôi quanh lồng nuôi; sử dụng vôi bột, Dolomite để khử trùng, tăng pH và giảm độ đục của nước ao nuôi sau khi mưa, lũ, ngập lụt. Trường hợp môi trường nuôi bị ô nhiễm sử dụng thuốc, hóa chất và các sản phẩm xử lý môi trường để tiêu độc, khử trùng, cải thiện chất lượng nước với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bổ sung vitamin, khoáng, vi chất, men tiêu hóa… vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi; thường xuyên theo dõi diễn biến của các yếu tố môi trường và sức khỏe của vật nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời.

Hoàng Yến

Nguồn tin: thuysanvietnam.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn muốn biết thông tin về sản phẩm tôm giống của trung tâm?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay5,750
  • Tháng hiện tại99,307
  • Tổng lượt truy cập10,579,265
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây