Khi độ kiềm thấp, pH sẽ biến động và gây stress, giảm tăng trưởng và thậm chí gây chết tôm. Trong nuôi tôm độ kiềm thích hợp cho TTCT nằm trong khoảng 120 – 180 mg/lít và tôm sú là 80 – 120 mg/lít. Độ kiềm ít tác động trực tiếp đến tôm nuôi nhưng nó lại tác động đến các yếu tố môi trường khác nhau pH, mật độ tảo, mức độ độc hại của khí độc và kim loại nặng trong nước, đặc biệt là quá trình lột xác của tôm nuôi. Độ kiềm trong ao thấp có thể là do các nguyên nhân sau:
Do nguồn nước có độ kiềm thấp, vùng nuôi có độ mặn thấp.
Do ốc, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mảnh chúng ăn tảo và hấp thụ muối carbonat làm nước trong và độ kiềm trong nước giảm xuống thấp.
Do đáy ao bị nhiễm phèn, cần phải tuân thủ các yêu cầu khi cải tạo ao phèn để hạn chế axit hòa tan từ đáy ao vào nước làm giảm pH và kiềm.
Ao bị đóng rong, rong đáy và rong nổi nhiều. Đối với trường hợp này cần phải xử lý rong thì mới nâng kiềm trong ao nuôi tôm.
Cách tăng kiềm trong ao nuôi TTCT tốt nhất là sử dụng vôi bột. Liều lượng phù hợp để bổ sung từ 2 – 3 kg/100 m3 nước hòa tan phối hợp với khoáng nước. Tiếp đến tạt đến ao vào lúc 10 giờ tối. Tạt đều liên tục trong 2 – 3 ngày giúp tăng độ kiềm trong nước. Song song đó, người nuôi cũng cần bổ sung thêm khoáng tăng kiềm trong ao nuôi tôm, các loại vitamin để nâng sức đề kháng của tôm.
Ưu điểm khi đánh vôi tăng kiềm đó là giá rẻ, dễ mua, tuy nhiên cần chia liều lượng và đánh nhiều ngày để nâng kiềm từ từ cho ao, đo độ kiềm đến khi đạt mức yêu cầu. Bón bổ sung theo liều lượng trên nếu độ kiềm vẫn chưa đạt.
Ốc đinh, hến, chem chép và các nhuyễn thể 2 mãnh khác trong ao nuôi tôm khi phát triển nhiều, chúng ăn tảo và tiêu thụ 1 lượng lớn Carbonate (CO32-) từ đó sẽ làm giảm độ kiềm của nước ao. Đối với tình huống trong ao nuôi tôm có xuất hiện vẹm, nhuyễn thể 2 mảnh, ốc thì nên dùng chế phẩm vi sinh hay diệt giáp xác để loại bỏ chúng an toàn. Bên cạnh đó, người nuôi nên dùng thêm những loại chế phẩm vi sinh để tạo ra những vi sinh vật có lợi trong ao nuôi TTCT. Bổ sung thường xuyên ion khoáng vi lượng trong khẩu phần ăn để kích thích quá trình lột vỏ của tôm đồng loạt. Hỗ trợ tạo vỏ nhanh, vi sinh cũng giúp tạo màu tảo để tăng độ kiềm của ao tôm.
Hoàng Ngân
Nguồn tin: thuysanvietnam.com.vn
Ý kiến bạn đọc