Khắc phục hiện tượng cá nổi đầu

Thứ năm - 21/12/2023 02:13 171 0

Đặc điểm dịch tễ 

Cá nổi đầu do thiếu ôxy chủ yếu xảy ra vào mùa hè, mùa thu, đặc biệt là nhiệt độ cao, mùa thu, áp thấp dài ngày, nắng nóng oi bức, lượng mưa dài ngày và giông bão. Thời gian xảy ra thường từ 12 – 5h sáng. Tất cả các loại cá đều có nguy cơ nổi đầu. Cá ở các tất cả các giai đoạn đều có thể bị nổi đầu nếu gặp điều kiện bất lợi. 

Biểu hiện 

Cá nổi đầu lúc mờ sáng, há miệng hít ôxy từ không khí trên mặt nước, chỉ nổi giữa ao. Tuy nhiên, nếu ôxy trong nước thiếu nhẹ tức là cá nổi đầu mà vẫn bơi lội linh hoạt, khi vỗ tay cá sẽ giật mình lặn xuống thì đó là bình thường không cần phải khắc phục. Còn khi cá nổi đầu thành từng đàn thường tập trung ở gốc ao, lờ đờ và không có phản ứng với tiếng động hoặc cá nổi đầu đến sau 8 giờ sáng mà không lặn thì đã thiếu ôxy trầm trọng. 

Nguyên nhân chủ yếu khiến cá nổi đầu là do thiếu ôxy trong nước. Ảnh: Nguyễn An

Khi cá trong ao bị trúng độc, hiện tượng nổi đầu thường không rõ, biểu hiện triệu chứng cũng khác nhau vì sự khác nhau của chất độc, có loại biểu hiện bơi trốn, nhảy giãy giụa cho đến khi hôn mê, có loại biểu hiện hành động lờ đờ, bơi lội không định hướng, khi cá bị nặng thì toàn thân chuyển màu thâm đen, tăng độ nhớt, mất năng lực hoạt động và chết hàng loạt, thậm chí chết cả ao nuôi nếu không có những biện pháp chữa trị kịp thời. 

Trường hợp bị ký sinh trùng tấn công, cá ngứa ngáy và thường nổi đầu trên mặt nước, đồng thời da và mang tiết ra nhiếu nhớt đục. 

Cách xử lý 

Khi có hiện tượng cá nổi đầu, người nuôi cần kiểm tra và xác định đúng nguyên nhân để đưa ra biện pháp xử lý hiệu quả. Nếu cá trong ao nổi đầu do thiếu ôxy thì trước hết người nuôi cần triển khai cấp cứu, cung cấp ôxy bằng cách bổ sung cấp tốc các sản phẩm cung cấp ôxy tức thời cho cá trên thị trường. Đồng thời, kiểm soát ôxy hòa tan trong ao, bố trí máy sục khí, máy thổi khí, quạt nước… để tạo ôxy hòa tan. Ngoài ra, người nuôi có thể thay nước hoặc bơm thêm nước vào ao và có thể cho cá ngừ ngăn 1-2 ngày tùy tình hình nếu cá nổi đầu quá nặng. 

Trong khoảng thời gian này, lượng hữu cơ tồn đọng trong đáy ao nuôi thường rất nhiều và sẽ có nhiều vi sinh vật khác khó kiểm soát được trong ao. Người nuôi cần định kỳ 15 – 20 ngày/lần tiến hành sử dụng chế phẩm sinh học xử lý đáy ao nuôi để kiểm soát các vi sinh vật trong ao và phân hủy các chất hữu cơ dư thừa tích tụ dưới đáy ao, giảm bùn đen, khí độc, giảm tảo để tránh tình trạng tảo chết hàng loạt gây mất cân bằng môi trường nuôi. Lưu ý, dùng chế phẩm sinh học vào buổi tối hoặc buổi sáng, không tạt vào buổi trưa. 

Trong trường hợp mật độ tảo quá dày, người nuôi có thể sử dụng sản phẩm để tiêu diệt tảo, nấm, rong rêu hiệu quả mà không gây mất cân bằng môi trường ao nuôi. 

Lưu ý: Ngừng việc bón phân hữu cơ hay các loại phân chuồng vào trong môi trường ao nuôi, vớt hết cọng cây, cỏ dưới ao lên bờ. 

Cá bị ký sinh trùng ở mang: Có thể dùng muối ăn (NaCl) với nồng độ 2 – 3% tắm cho cá 5 – 10 phút hoặc dùng CuSO4 (phèn xanh) với nồng độ 3 – 5 ppm (3 – 5 g/m3 nước) tắm cho cá 5 – 10 phút liên tục trong 3 – 4 ngày. 

Bị trúng độc: Khi phát hiện trong ao nuôi có cá bị nhiễm độc mà nguồn nước không bị nhiễm độc thì phải bổ sung ngay một lượng lớn nước mới. Tiến hành xả hết nước cũ trong ao cho sạch sẽ, đồng thời thực hiện bổ sung nước trong ao nuôi. Ngoài ra, cần phân tích nguyên nhân gây ngộ độc để có biện pháp xử lý thích hợp. Ví dụ đối với một số loại tảo độc có thể diệt bằng cách phun CuSO4

Phòng tránh 

Để tránh cá nổi đầu, trong quá trình nuôi, người nuôi cần kiểm tra ao 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối, quan trọng nhất là lúc rạng sáng để có biện pháp xử lý kịp. 

Quản lý thức ăn chặt chẽ, thường xuyên vớt bỏ thức ăn thừa, đặc biệt là cỏ, rơm, không dùng chất thải gia súc, gia cầm bón xuống ao. 

Tiến hành san thưa để giảm mật độ nuôi trong ao. 

Không chăn nuôi gia súc, gia cầm thải phân trực tiếp xuống ao nuôi. 

Sử dụng các loại chế phẩm sinh học để phân hủy mùn bã hữu cơ tăng cường ôxy, loại khí độc như: H2S, NH3, ổn định pH cho ao. 

Trong quá trình nuôi, cần đảm bảo mực nước sâu trong ao từ 1,5 – 2 m để giảm bớt sự sốc nhiệt do chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm. 

Cho cá ăn thuốc phòng bệnh định kỳ, bổ sung Vitamin C và các khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cá, nhất là vào những ngày thời tiết nắng nóng. 

Định kỳ 15 – 30 ngày/lần bôn vôi với liều lượng 2 kg/100 m3 nước, tùy mức độ thâm canh và màu của nước ao. Thời điểm bón vôi thích hợp vào lúc nắng nóng 11 – 15h. Bởi lúc này, cá đủ ôxy nên không nổi đầu. Vôi bột có tác dụng khử các chất độc trong nước, hạn chế vi sinh vật háo khí (hút ôxy từ nước) gây bệnh cho cá. 

Người nuôi không bỏ xác cá chết ra các nơi công cộng và các mương cấp thoát nước trong vùng nuôi trồng thủy sản. 

>> Cá nổi đầu là hiện tượng thường gặp và vô cùng phổ biến hiện nay. Khi mắc phải tình trạng này, thông qua mắt thường người nuôi cũng có thể dễ dàng nhận thấy những sự thay đổi ngay cả trong cách di chuyển của cá. Cá thường không linh hoạt, thiếu sức sống. Phần lớn cá nổi đầu vào sáng sớm hay mùa hè, mùa thu khi nhiệt độ cao, đặc biệt là thời tiết áp thấp kéo dài, oi bức, mưa lâu và mưa giông hay các ngày cho ăn nhiều. 

Nguyễn An

Nguồn tin: thuysanvietnam.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn muốn biết thông tin về sản phẩm tôm giống của trung tâm?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay12,829
  • Tháng hiện tại473,152
  • Tổng lượt truy cập7,839,467
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây