ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KH & CN XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM LƯƠN ĐỒNG Monopterus albus ZUIEW 1793 QUY MÔ HÀNG HOÁ TẠI TỈNH NGHỆ AN
Thứ hai - 25/12/2023 03:212.1960
I. Mở đầu Lươn đồng (Monopterus albus) là một đối tượng thuỷ sản rất quen thuộc với người dân, là món ăn đặc sản của người Việt Nam. Lươn có thể được dùng làm nguyên liệu của các món ăn được ưa chuộng như: cháo lươn, miến lươn, lẩu lươn, chuối om lươn... Trên thế giới, lươn cũng được xếp vào hạng “sơn hào hải vị” dành riêng cho thượng khách, cho các vị nguyên thủ quốc gia… nhưng lươn còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Lươn là loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao và dễ tiêu thụ. Mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đó thể áp dụng cho các hộ dân có diện tích đất nhỏ, thu nhập thấp,sử dụng thời gian nông nhàn của lao động nông thôn, nếu áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật sẽ thu được năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Nghệ An là tỉnh có tiềm năng để phát triển phong trào nuôi lươn, thương hiệu “lươn đồng xứ Nghệ” rất nổi tiếng và đã được người tiêu dùng trên cả nước biết đến là điều kiện thuận lợi cho thị trường tiêu thụ sản phẩm lươn thương phẩm, kích thích phong trào nuôi phát triển, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Thực tế hiện nay, tại Nghệ An, mô hình nuôi lươn thương phẩm không bùn được nhiều hộ gia đình áp dụng triển khai. Diện tích nuôi tập trung nhiều nhất tại các huyện Đô Lương, Yên Thành, Thanh Chương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn. Tuy nhiên, nguồn giống cung cấp cho quá trình nuôi chủ yếu được lấy từ các tỉnh miền Nam nên giá thành cao, vận chuyển xa nên con giống bị ảnh hưởng làm cho việc nuôi lươn ở Nghệ An hiệu quả không cao dẫn đến nghề nuôi lươn chưa thể phát triển bền vững. Việc chủ động sản xuất giống lươn phục vụ cho nghề nuôi là một đòi hỏi cấp thiết để đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất trong xu hướng đa dạng hóa vật nuôi hiện nay. Vì vậy, hỗ trợ cho người dân tiếp nhận quy trình sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo là dự án thiết thực nhằm giải quyết con giống đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nuôi đạt hiệu quả hơn cho nông dân, nhất là nông dân ở các xã còn khó khăn, khó phát triển các mô hình nuôi thâm canh quy mô lớn trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ nhu cầu thực tế UBND tỉnh Nghệ An, Sở Khoa học và Công nghệ đã giao Trung tâm giống Thủy sản Nghệ An triển khai thực hiện dựán: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng (Monopterus albus Zuiew 1793) quy mô hàng hóa tại Nghệ An” (Họp đồng số 1236/HĐ-SKHCN ngày 22/12/2020). Mục tiêu của dự án là xây dựng thành công mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồngquy mô hàng hóa, góp phần phát triển 1 đối tượng nuôi nước ngọt có giá trị kinh tế đã có thương hiệu từ lâu trên địa bàn tỉnh. II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA DỰ ÁN
Kết quả điều tra, khảo sát, lựa chọn địa điểm và hộ dân xây dựng mô hình
Nhằm lựa chọn địa điểm đáp ứng đầy đủ các tiêu chíđảm bảo hiệu quả cao trong việc thực hiện dựán. Trung tâm giống thủy sản Nghệ An đi điều tra, khảo sát, lựa chọn địa điểm và hộ dân xây dựng mô hình tại các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành và Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An.Qua thời gian điều tra khảo sát, nắm bắt thực tếđoàn lựa chọn các địa điểm đáp ứng các điều kiện thuận lợi triển khai xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng như sau: Địa điểm thực hiện mô hình sản xuất giống: Trại sản xuất giống thủy sản Yên Lý – Trung tâm giống thủy sản Nghệ An. Địa điểm thực hiện mô hình nuôi thương phẩm: Lựa chọn 3 địa điểm thực hiện mô hình cụ thể như sau: - Trại sản xuất giống thủy sản Yên Lý – Trung tâm giống thủy sản Nghệ An; - Hộ nuôi: Ông Trương Xuân Tuấn. Địa chỉ: Xóm 3 – xã Diễn Trường – huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An; - Hộ nuôi: Ông Nguyễn Sỹ Hóa, địa chỉ: xóm 12 – xã Diễn Yên – huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An. 2. Kết quả chuyển giao, đào tạo, tiếp nhận quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng. Sau khi Hợp đồng được ký kết, căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án Chi cục chăn nuôi, thú y – thủy sản tỉnh Hậu Giang đã cử cán bộ, chuyên gia ra trực tiếp tại Trung tâm giống thuỷ sản để đào tạo, tập huấn cho cán bộ kỹ thuật dự án về lý thuyết và thực hành quy trình kỹ thuật sản xuất giống bán nhân tạo và nuôi thương phẩm lươn đồng (Monopterus albus Zuiew 1793) trong 2 đợt. Kết thúc khoá học, có 6 cán bộ kỹ thuật đã nắm vững, làm chủ quy trình và chủ động ứng dụng vào sản xuất để thực hiện nội dung xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng. Kết quả dự án đã tổ chức sản xuất được 444.506 con lươn giống với kích cỡ 8-10cm/con; sản xuất được 9.906 kg lươn thương phẩm, kích cỡ thu hoạch 6-7con/kg, năng suất đạt 16-20kg/m2 . 3. Kết quả xây dựng mô hình sản xuất giống lươn đồng 3.1. Kết quả tuyển chọn, nhập lươn bố mẹ và chăm sóc Lươn bố mẹ được tuyển chọn từ nguồn lươn nuôi thương phẩm có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể sáng bóng, nhiều nhớt, không có dấu hiệu về bệnh, không dị tất. Lươn cái được nhận dạng bằng cảm quan như lươn cái có da bụng mỏng, bụng to hơi phình ở gần lỗ hậu môn, đuôi ngắn; lươn đực có bụng thon, da bụng dày, đuôi nhọn và dài. Tuổi lươn bố mẹ đưa vào sinh sản 1+
Thu mua từ các bể nuôi thương phẩm có nguồn gốc con giống từ tự nhiên
Lươn cái khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể sáng bóng, nhiều nhớt, da bụng mỏng, bụng to hơi phình ở gần lỗ hậu môn, đuôi ngắn
3.750
50 - 70
250
2
Lươn đực
Thu mua từ các bể nuôi thương phẩm có nguồn gốc con giống từ tự nhiên
Lươn đực khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể sáng bóng, nhiều nhớt, bụng thon, da bụng dày, đuôi nhọn và dài.
2.000
100-150
250
Tổng cộng
5.750
500
Tỷ lệ đực cái ghép nuôi vỗ 1:1,8. Lươn bố mẹ được nuôi vỗ trong bể xi măng lát gạch trước khi đưa ra bể sinh sản để thuận lợi cho quá trình chăm sóc quản lý đàn lươn. Bể nuôi vỗ lươn bố mẹ được tận dụng trên diện tích bể sẵn có của đơn vị. Trước khi bố trí vào bể nuôi vỗ, lươn bố mẹ được tắm bằng nước muối 3% trong 4-6 phút. Thức ăn sử dụng: 30% thức ăn công nghiệp 44% Protein và 70% thức ăn tươi sống. Khẩu phần ăn trong ngày 3% khối lượng lươn thả nuôi. Thời điểm cho ăn: 4 giờ chiều, sau 1 tiếng kiểm tra sàng ăn và loại bỏ thức ăn thừa. Mỗi bể đặt 4 sàng ăn 0,4m x 0,5m. Trong quá trình nuôi vỗ bổ sung thêm vitamin E 500mg/1kg thức ăn, men tiêu hóa 1,5g/kg thức ăn và vitaminC 3,5g/kg thức ăn nuôi vỗ nhằm tăng sức đề kháng và giúp cho lươn thành thục tốt hơn.
Sau 3 tháng nuôi nhóm thực hiện dự án tiến hành kiểm tra mức độ thành thục của lươn bằng cảm quan ngoại hình và giải phẩu lươn xác định giai đoạn phát triển của buồng trứng. Vào mùa sinh sản lươn cái thành thục da bụng mỏng, bụng hơi phình to do buồng trứng phát triển, lỗ sinh dục hơi dẹt và hồng. Khi nắm chặt thân lươn làm cho da bụng căng lên có thể nhìn thấy buồng trứng trong xoang bụng. Kết quả giải phẩu lươn cái có trứng to rời đều có kích thước lớn 1 - 2mm tùy theo kích thước lươn cái, khi giải phẩu buồng trứng bắt gặp nhiều loạt trứng với các giai đoạn phát triển chuyển tiếp từ giai đoạn II đến giai đoạn IV.
Sau thời gian nuôi vỗ trong bể xi măng, lươn bố mẹ được bố trí vào bể sinh sản tạo cảnh quang giống điều kiện tự nhiên và không dùng kích dục tố tiêm cho lươn bố mẹ, đây gọi là phương pháp sinh sản bán nhân tạo. Vị trí lươn đẻ trứng là nơi giao nhau giữa các hang và được lươn khoét thành một khoảng rộng để lươn bố mẹ nhả bọt và đẻ trứng. Trứng thu là trứng có màu vàng cam, màu nâu nhạt và lươn bột. Bảng 3. Kết quả thu trứng trong năm 2021 và 2022
Năm
Tháng
Trọng lượng lươn cái (kg)
Số trứng thu được (trứng)
Sức sinh sản thực tế (trứng/kg lươn cái/năm)
Sức sinh sản theo kế hoạch (trứng/kg lươn cái/năm)
Năm 2021
Tháng 7 -8
250
143.994
2.043
3000-4000
Tháng 9
250
162.696
Tháng 10
250
142.421
Tháng 11
250
61.687
Tổng
510.798
Năm 2022
Tháng 4
313
198.745
4.084
3000-4000
Tháng 5
313
223.823
Tháng 6
313
235.968
Tháng 7
313
228.945
Tháng 8
313
206.890
Tháng 9
313
183.867
Tổng
1.278.238
Trong hai năm 2021 và 2022 sức sinh sản của lươn cái năm 2021 (2.043 trứng/kg lươn cái/năm) thấp hơn nhiều so với yêu cầu hợp đồng đề ra (3000-4000 trứng/kg lươn cái/năm). Năm 2022, sức sinh sản của lươn cái là 4.084 trứng/kg lươn cái đạt yêu cầu so với kế hoạch đề ra của dự án. Lươn bố mẹ có nguồn gốc từ lươn tự nhiên nên năm thứ nhất có sức sinh sản thấp hơn những năm sinh sản thứ hai.
Trứng lươn được ấp trong thau nhựa đường kính 30-50cm, mức nước khoảng 5-7cm và sục khí 24/24 nhằm đảm bảo cung cấp cho phôi phát triển. Mật độ ấp 3000 trứng/m2. Thay nước 3 lần/ngày, thường xuyên theo dõi và vớt hết trứng màu trắng đục (trứng không được thụ tinh) nhằm hạn chế độ ô nhiễm của nước trong dụng cụ ấp. Khi mới nở, cơ thể còn mang khối noãn hoàng khá lớn, thường ít vận động, nằm chìm dưới đáy. Trong thời điểm này, lươn bột sống nhờ vào chất dinh dưỡng của noãn hoàng, khôi noãn hoàng sẽ tiêu biến sau 1 tuần. Khi đó lươn có sắc tố đen, chiều dài từ 2-3cm, chủ động tìm nơi trú ẩn và bắt mồi xung quanh. Kết quả ấp trứng được thể hiện qua bảng: Bảng 4: Kết quả ấp trứng năm 2021 và 2022
Năm
Tháng
Số trứng thu được (trứng)
Ấp trứng
Mật độ (trứng/m2)
Tỷ lệ nở (%)
Lươn bột (con)
Năm 2021
Tháng 7 – 8
143.994
3.000
49,3
70.989
Tháng 9
162.696
3.000
62
100.872
Tháng 10
142.421
3.000
61
86.877
Tháng 11
61.687
3.000
64
39.480
Tổng
510.798
58,4
298.217
Năm 2022
Tháng 4
198.745
3.000
62
123.222
Tháng 5
223.823
3.000
61
136.532
Tháng 6
235.968
3.000
59
139.221
Tháng 7
228.945
3.000
58
132.788
Tháng 8
206.890
3.000
63,5
131.375
Tháng 9
183.867
3.000
61,4
112.894
Tổng
1.278.238
60,7
776.033
Tổng 2 năm
1.789.036
1.074.250
Trong năm 2021 thời điểm ấp trứng tại tháng 7, tháng 8 tỷ lệ nở khá thấp so với các tháng khác. Tháng 9,10,11 tỷ lệ nở trên 60%. Trong năm sinh sản 2022 tỷ lệ nở trung bình giữa các tháng 60,7%. Tỷ lệ nở trong 2 năm chưa đạt so với yêu cầu (90%). Số lươn bột thu được trong năm 2021 là 298.217 con, năm 2022 thu được 776.033 con.
*Giai đoạn I: Thời gian ương 15 - 20 ngày, mật độ 1.500 con/m2. Khi lươn có sắc tố nâu đen (giống như lươn trưởng thành) có thể bắt mồi bên ngoài tiếp tục ương tiếp trong nhà ấp bằng thau có giá thể (dây nilon xé nhỏ) tạo nơi trú ẩn cho lươn và sục khí nhằm tăng cường oxy cho lươn bột. Thức ăn chính là moina, trùn chỉ; tần suất cho ăn 3 lần/ ngày; chế độ thay nước 3 lần/ngày. Định kỳ 15 ngày/lần tách đàn phân cỡ lươn hạn chế tranh giành thức ăn trong quần đàn. Kích cỡ đạt từ 8.000 - 10.000 con/kg * Giai đoạn II: Thời gian ương 25 - 30 ngày, mật độ ương 1.500 con/m2. Thức ăn chính là trùn chỉ, tần suất cho ăn 3 lần/ngày; chế độ thay nước 3 lần/ngày. Định kỳ 15 ngày/lần tách đàn phân cỡ lươn; kích cỡ đạt từ 4.000 - 6.000 con/kg. Bảng 5. Bảng Kết quả ương lươn bột lên lươn hương
Năm
Tháng
Số lượng ban đầu (con)
K. cỡ ban đầu (cm)
Mật độ ương (con/m2)
Số lượng TH (con)
Kích cỡ TH (cm)
T.g ương (ngày)
TLS (%)
Năm 2021
Tháng 7-8
70.989
2-3
1.500
0
0
0
0,0
Tháng 9
100.872
2-3
1.500
65.566
5-6
45-50
65,0
Tháng 10
86.877
2-3
1.500
57.339
5-6
45-50
66,0
Tháng 11
39.480
2-3
1.500
25.346
5-6
45-50
64,2
Tổng
298.217
148.251
49,7
Năm 2022
Tháng 4
123.222
2-3
1.500
80.834
5-6
45-50
65,6
Tháng 5
136.532
2-3
1.500
87.790
5-6
45-50
64,3
Tháng 6
139.221
2-3
1.500
99.404
5-6
45-50
71,4
Tháng 7
132.788
2-3
1.500
94.678
5-6
45-50
71,3
Tháng 8
131.375
2-3
1.500
91.700
5-6
45-50
69,8
Tháng 9
112.894
2-3
1.500
76.542
5-6
45-50
67,8
Tổng
776.033
530.948
68,4
Tổng 2 năm
1.074.250
679.199
Năm 2021, vào tháng 7-8 lươn bột sau khi nở ra bị bệnh nấm thuỷ mi và chết hết lươn bột. Năm 2021 thu được 148.251 con lươn hương. Tỷ lệ sống ương lươn bột lên lươn hương trong năm 2021 trung bình đạt đạt 49,7%. Trong năm 2022, sau các đợt ương từ tháng 4 đến tháng 9 tổng thu được 530.948 con lươn hương, tỷ lệ sống trung bình qua các tháng ương đạt 68,4% cao hơn năm 2021. Trong 2 năm 2021,2022 thu được 679.199 con lươn hương. Như vậy, tỷ lệ sống giai đoạn ương từ bột lên hương trong 2 năm đạt so với yêu cầu dự án (60-80%).
Mật độ ương 1.000 con/m2. Lươn đạt kích cỡ 6-7 cm/con tiến hành bố trí vào bể ương. Giá thể được sử dụng là dây nilon. Thời gian ương: từ 45 - 50 ngày, đạt kích cỡ 8-10 cm; nhiệt độ thích hợp 26 - 320C.Cho ăn: 50% giun quế + 50% thức ăn công nghiệp. Tần suất cho ăn 2 - 3 lần/ ngày; chế độ thay nước: 1 - 2 lần/ ngày. Định kỳ tắm lươn bằng nước muối 2 - 3% (20 - 30g muối hòa với 01 lít nước) nhằm hạn chế lươn nhiễm nấm thủy mi và bội nhiễm một số bệnh khác. Kết quả ương lươn hương lên lươn giống được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 6. Kết quả ương lươn hương lên lươn giống
Năm
Tháng
Số lượng lươn hương (con)
Mật độ ương (con/m2)
Số lượng lươn giống (con)
K. cỡ thu hoạch (cm)
T.g ương (ngày)
TLS (%)
Năm 2021
Tháng 7-8
0
0
0
0
0
0
Tháng 9
65.566
1.000
41.241
8-10
45-50
62,9
Tháng 10
57.339
1.000
35.262
8-10
45-50
61,5
Tháng 11
25.346
1.000
16.297
8-10
45-50
64,3
Tổng
148.251
92.800
62,6
Năm 2022
Tháng 4
80.834
1.000
53.754
8-10
45-50
66,5
Tháng 5
87.790
1.000
61.980
8-10
45-50
70,6
Tháng 6
99.404
1.000
66.997
8-10
45-50
67,4
Tháng 7
94.678
1.000
62.203
8-10
45-50
65,7
Tháng 8
91.700
1.000
58.321
8-10
45-50
63,6
Tháng 9
76.542
1.000
48.451
8-10
45-50
63,3
Tổng
530.948
351.706
66,2
Tổng 2 năm
679.199
444.506
Số lượng lươn giống thu được trong dự án là 444.506 con, cơ bản đạt kế hoạch dự án 450.000 con. Đối với mùa vụ sinh sản của lươn: Qua theo dõi cho thấy lươn bắt đầu sinh sản từ tháng 4 kéo dài đến tháng 11 (dương lịch). Tuy nhiên, vào tháng 10,11 số lượng ổ trứng thu được íthơn, số trứng và lươn con trong ổ không nhiều (<100 trứng, lươn con). Do đó có thể kết luận mùa vụ sinh sản tập trung của lươn trong dự án từ tháng 4 đến tháng 9 (dương lịch). 4. Kết quả xây dựng mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng
Chọn giống lươn khoẻ mạnh, có kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng bơi lội nhanh nhẹn, không xây xát, thương tổn, mất nhớt. Mật độ: 200 con/m2. .Kích cỡ: 8 - 10cm. Số lượng thả nuôi 3 mô hình: 100.000 con. Tổng diện tích nuôi của 3 mô hình: 500 m2 . Sử dụng 100% thức ăn công nghiệp 44% protein cho lươn ăn. Bảng 7. Bảng Số liệu thả lươn giống các mô hình nuôi
Mô hình nuôi
Ngày thả
Số lượng giống thả (con)
Diện tích (m2)
Mật độ (con/m2)
Kích cỡ (cm)
Nguồn gốc giống
Nguyễn Sỹ Hoá
08/12/2021
14.000
70
200
8-10
Trích từ Mô hình sản xuất giống bán nhân tạo lươn đồng thuộc dự án
Ở các tháng 4,5,6,7,8,9 lươn tăng trọng nhiều hơn. Khi thời tiết có nắng, nhiệt độ môi trường từ 26-35oC, lươn bắt mồi tốt nên tăng trưởng về khối lượng nhiều hơn. Khi thời tiết lạnh, nhiệt độ môi trường dưới 26oC, lươn bắt mồi kém hơn nên tăng trưởng về khối lượng ít hơn. Mô hình hộ ông Hoá sau 12 tháng nuôi khối lượng trung bình 143,4 - 156,8 gam/con. Mô hình trại Yên Lý sau 11 tháng nuôi khối lượng trung bình 162,5-163,4 gam/ con. Mô hình hộ ông Tuấn sau 11 tháng nuôi khối lượng trung bình 163,2 gam/con.
Tỷ lệ sống đạt khá cao từ 59-63,6%, trong đó mô hình tại trại Yên Lý có tỷ lệ sống cao nhất (63,6%), mô hình hộ nuôi Ông Hoá thấp hơn (59 - 61,5%), mô hình hộ nuôi ông Tuấn có tỷ lệ sống 62,8%.
Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) 2.2. Hệ số thức ăn này là phù hợp với thực tế nuôi cua thương phẩm trong vùng và theo cơ quan chuyển giao công nghệ FCR như trên là phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế đối với nuôi lươn đồng thương phẩm tại Nghệ An và phù hợp với quy trình được chuyển giao.
Tổng sản lượng lươn thương phẩm thu hoạch được của cả 3 mô hình trong 2 năm là 9.906 kg (so với kế hoạch 7.500 - 9.000 kg); Năng suất đạt 16,9 - 20,5 kg/m2. Năng suất hộ nuôi ông Hoá đạt so với kế hoạch đề ra (15 -18kg/m2), đối với đợt thả giống vào ngày 13/7/22 năng suất thương phẩm đạt 19,3kg/m2 vượt so với kế hoạch đề ra. Năng suất mô hình trại Yên Lý và hộ nuôi Ông Tuấn đạt trên 20kg/m2vượt kế hoạch đề ra. 5. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án 5.1. Hiệu quả kinh tế Dự án đã xây dựng thành công mô hình sản xuất giống lươn đồng tại Nghệ An và cho lợi nhuận 246.796.000 đồng với tỷ suất lợi nhuận 30,7%. Giá thành sản xuất con giống 1.806 đồng/con giống. Với giá bán hiện nay trên thị trường khoảng 2.500 đồng/con giống thu lời 694 đồng/con. Mỗi năm, lợi nhuận thu được 1m2 diện tích bể khoảng 500.000-600.000 đồng. Sản xuất giống lươn đồng cho hiệu quả khá trên một đơn vị diện tích. Điều này khẳng định mô hình sản xuât giống lươn đồng là mô hình có giá trị kinh tế nên có thể phát triển nhân rộng mô hình tại Nghệ An trong môi trường nước ngọt. Mô hình nuôi thương phẩm giá thành sản xuất 102.000/kg, với giá bán hiện tại 130-150.000/kg cho lợi nhuận 20.000 – 50.000 đồng/kg. 5.2. Hiệu quả xã hội Ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất bán nhân tạo sẽ thúc đẩy công tác sản xuất giống, đảm bảo ổn định quy trình nuôi, góp phần đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giúp nông dân có thêm việc làm ổn định, nâng cao thu nhập. Ứng dụng quy trình nuôi lươn đồng thương phẩm bằng con giống sinh sản bán nhân tạo sẽ làm giảm áp lực khai thác con giống tự nhiên, đồng thời giúp nông dân nâng cao nhận thức về sản xuất hàng hoá và trình độ kỹ thuật khi tham gia dự án thông qua hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; tạo việc làm cho nông dân trong thời gian nông nhàn, góp phần tăng sản lượng và giá trị thuỷ sản của tỉnh. Góp phần đa dạng hóa các thủy đặc sản nuôi đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.Nâng cao thu nhập cho người lao động, nâng cao hiệu quả trên 1 diện tích đất sản xuất, qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng tại địa phương. Thu hút và tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, tăng giá trị trên diện tích nuôi trồng. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Dự án đã hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng phù hợp với điều kiện khí hậu tỉnh Nghệ An.
Dự án đã thành công trong việc xây dựng mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng. Từ đó, sản xuất được 9.906 kg lươn thương phẩm, kích cỡ thu hoạch 6-7con/kg, năng suất đạt 16-20kg/m2.
Như vậy, Trung tâm giống thuỷ sản Nghệ An đã làm chủ được công nghệ và chủ động trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng theo mục tiêu của dự án.
Kiên nghị
Đề nghị UBND tỉnh, Sở Khoa học và công nghệ ban hành quy trình, tổ chức chỉ đạo nhân rộng mô hình trong thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chi cục Thủy sản Vĩnh Long (2013),Báo cáo tổng kết Dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011 - 2013” 2. Chi cục Thủy sản Vĩnh Long (2014),Báo cáo tổng kết dự án “Xây dựng các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn tại các xã nông thôn mới năm 2014” -Hợp phần “Mô hình nuôi lươn không bùn tại 3 xã Đông Thành - Bình Minh, Song Phú - Tam Bình, Chánh Hội - Mang Thít”. 3. Dương Nhựt Long (2000).Giáo trình nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 4. Đặng Tấn Bá (2009).Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản giống Lươn đồng. Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Tiền Giang. Đề tài NCKH cấp tỉnh. 5. Đức Hiệp (1999), Kỹ thuật nuôi lươn, cá chạch, basa, NXB Nông nghiệp. 6. Đỗ Thị Thanh Hương,Nguyễn Thị Lệ Hoa và Nguyễn Anh Tuấn. (2010),Nuôi vỗ thành thục và kích thích lươn đồng (Monopterus albus) sinh sản bằng HCG. Trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học 2010. 7. Hồ Thị Bích Ngân (2008),Nghiên cứu đặc điểm nguồn giống và ảnh hưởng của mật độ nuôi, thức ăn đến lươn đồng (monopterus albus) nuôi tại Ba Tri, Bến Tre, Trường Đại học Nha Trang - LVTN Cao học. 8. Lý Văn Khánh, Phan Thị Thanh Vân, Nguyễn Hương Thùy và Đỗ Thị Thanh Hương (2008), Nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng và sinh sản của Lươn đồng (Monopterus albus), Trường Đại học Cần Thơ,Tạp chí Khoa học 2008 (1): 100-111. 9. Mai Đình Yên (1992).Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ. NXB KHKT Hà Nội. 10. Nhan Trung Nghĩa (2010),Nghiên cứu tuổi thành thục và thử nghiệm sinh sản lươn đồng (Monopterus albus Zuiew, 1793), Trường Đại học Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp cao học. 11. Ngô Trọng Lư (2002),Kỹ thuật nuôi cá quả, chình, chạch, cá bống, bớp, lươn, NXB Hà Nội. 12. Nguyễn Tường Anh (1999), Nội tiết sinh sản cá, Nhà xuất bản nông nghiêp Hà Nội. 13. Nguyễn Chung (2007), Kỹ thuật sinh sản, nuôi và đánh bắt lươn đồng, NXB Nông nghiệp TPHCM. 14. Nguyễn Thị Hồng Thắm (2007),Nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống lươn đồng (Monopterus albus), Luận văn tốt nghiệp Cao học, Trường Đại học Cần Thơ. 15. Nguyễn Thị Thuỳ Lam (2017).Ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng 2015-2017. Đề tài NCKH cấp tỉnh. 16. Nguyễn Tường Duy và Nguyễn Thanh Phương (2010),Thử nghiệm nuôi lươn đồng (Monopterus albus) bằng thức ăn viên, Tạp chí khoa học 2008, Trường Đại học Cần Thơ. 17. Nguyễn Thị Mỹ Hằng (2013),Thực nghiệm sử dụng thức ăn công nghiệp trong mô hình nuôi lươn thương phẩm, Trạm Khuyến nông TX Tân Châu - tỉnh An Giang, đề tài khoa học cấp huyện. 18. Nguyễn Thế Vũ (2016),Nghiên cứu thực nghiệm sinh sản nhân tạo, ương và nuôi thương phẩm lươn đồng (Monopterus albus, Zuiew 1793) tại Bình Định, Trung tâm giống thủy sản Bình Định. Đề tài KHCN cấp tỉnh. 19. Phan Thị Thanh Vân (2006), Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh sản lươn đồng (Monopterus albus). Luận văn tốt nghiệp cao học. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 20. Phan Thị Thanh Vân (2009),Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm ương Lươn đồng (Monopterus albus) bằng các loại thức ăn khác nhau, Trường Đại học An Giang, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. 21. Trung Tâm Giống Thủy Sản An Giang (2011),Kỹ thuật nuôi lươn đồng. Tài liệu tập huấn kỹ thuật. 22. Trung tâm giống thủy sản An Giang (2012).Báo cáo kết quả thực hiện Dự án “phát triển mô hình sản xuất giống Lươn đồng (Monopterus albus) bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo tại An Giang. 23. Trung tâm khuyến nông tỉnh Hậu Giang (2016),Nuôi thâm canh lươn đồng trong bể sử dụng thức ăn công nghiệp.Báo cáo tổng kết Dự án. 24. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993).Định loại cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 25. Việt Chương và Nguyễn Việt Thái (2005),Phương pháp nuôi lươn, NXB tổng hợp TPHCM 26.Trần Thị Bích Như, Dương Hải Toàn (2013), Nuôi lươn đồng (Monopterus albus Zuiew, 1793) bằng các mô hình khác nhau, Khoa Nông nghiệp - Trường Đại học Bạc Liêu. 27. Trịnh Thanh Nhân, Tiền Ngọc Hân (2011),Khảo sát tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận của lươn đồng (Monopterus allus) khi nuôi bằng 04 loại thức ăn: Ốc bươu vàng, cá tạp, trùn quế và hỗn hợp 03 loại thức ăn trên, Trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trang, Đề tài cấp trường. 29. Khanh, N.H. and Ngan, H.T.B (2010), Current practices of rice field eel Monopterus albus (Zuiew, 1793) culture in Viet Nam, Research Institute for Aquaculture No.3, Vietnam. 30. Nichols, J.T. (1943).The fresh water fishes of China. Natural history of Asia Volume IX. The American Museum of Natural History, New York.N.Y. 31. Tag Fai, B.Sc. General (HK), 1974. A study on the relationship between steroid homones and natural sex reversal in the rice-field eel, Monopterus albus (Zuiew). A thesis submitted to the university of HongKong for the Degree of m.Sc. 32. Yamamoto, M.N; A.W. Tagawa (2000).Hawaii’s nature and exotic freshwater animal Matual Publishing, Honolulu, Hawaii, 200p. 33.https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/nghien-cuu-tuoi-thanh-thuc-va-thu-nghiem-sinh-san-luon-dong-monopterus-albus-zuiew-1793-953240.html 34.https://tapchinongthonmoi.vn/nuoi-luon-khong-bun-cong-nghe-cao-mang-lai-hieu-qua-kinh-te-thiet-thuc-19848.html 35.https://nongsanviet.nongnghiep.vn/dac-san-luon-dong-xu-nghe-xuat-ngoai-d348975.html 36. https://danviet.vn/nuoi-luon-khong-bun-cho-nghe-nhac-tru-tinh-kieu-la-ma-hay-nong-dan-nghe-an-lai-700-trieu-nam-20220821175452298.htm 37.https://cesti.gov.vn/bai-viet/CTDS5/mo-hinh-nuoi-luon-thuong-pham-hieu-qua-cao-0e18bda8-d049-4cf1-8232-de32c8d14194 38. https://danviet.vn/nuoi-luon-giong-day-dac-tho-tay-voc-len-mot-bay-nong-dan-an-giang-sang-noi-chieu-ban-het-sach-20230426132326434.htm 39.https://thuysanvietnam.com.vn/nong-dan-nghe-an-nuoi-luon-khong-bun-trong-be-xi-mang/ 40.https://thuysanvietnam.com.vn/nghe-an-trien-vong-tu-mo-hinh-san-xuat-luon-giong/ 41. https://vansudia.net/gioi-thieu-khai-quat-huyen-dien-chau/ 42. https://dubaothoitiet.info/khi-hau-vi-tri-dia-ly-dieu-kien-tu-nhien-cua-Nghe-An 43. https://cdgdbentre.edu.vn/hinh-con-luon-66nn76x1