CÔNG NGHỆ BIOFLOC
Biofloc được định nghĩa như là “hạt lớn” (macroaggregates) bao gồm các loài tảo khuê, tảo có kích thước lớn, những hạt phân, khung xương của các sinh vật (chẳng hạn như các mảnh vỏ tôm và các loài giáp xác nhỏ), phần còn lại của các sinh vật chết, vi sinh vật và động vật không xương sống. Hàm lượng protein của vi sinh vật trong phức hợp này có thể cao hơn hàm lượng protein trong thức ăn.
Yêu cầu cơ bản cho hoạt động của hệ thống biofloc bao gồm: mật độ nuôi cao 130 – 150 PL10/m
2 và sục khí mạnh với khoảng 28 – 32 hp/ha với cánh quạt được lắp đặt đúng vị trí trong ao nuôi. Ao phải được làm bằng bê - tông hoặc phủ bạt HDPE (high density polyethylene) cả bờ lẫn đáy ao, bổ sung ngũ cốc và mật đường vào trong môi trường nước nuôi. Hệ thống biofloc cho sản lượng tôm bình quân khoảng 20 – 25 tấn/ha/vụ. Sản lượng tối đa đạt gần 50 tấn/ha trong các ao quy mô nhỏ ở Indonesia.
Một yếu tố quan trọng trong hệ thống này là kiểm soát các hạt biofloc trong suốt quá trình nuôi. Trong hệ thống raceway, các chất thải rắn được loại bỏ ra khỏi hệ thống. Trong các ao nuôi lớn, hệ thống quạt phải được đặt đúng vị trí để tập trung chất thải rắn vào giữa ao, sau đó được hút hoặc siphon ra khỏi ao. Các hạt biofloc lơ lửng được duy trì ở mức thấp nhất 15 ml/ L trong suốt quá trình nuôi. Tỉ lệ C:N được kiểm soát và giữ ở mức trên 15:1 bằng cách điều chỉnh lượng mật đường, hạt ngũ cốc và thức ăn được đưa vào trong ao.
LỢI ÍCH THƯƠNG MẠI
Lợi ích thương mại trong công nghệ biofloc gồm 3 yếu tố: biofloc cho năng suất cao, hệ số chuyển đổi thức ăn thấp (FCR), và môi trường nuôi bền vững. Hơn thế nữa, với những rủi ro về dịch bệnh do virus và sự gia tăng chi phí năng lượng trong các hệ thống nuôi truyền thống, công nghệ biofloc dường như là một lời giải đáp cho việc sản xuất bền vững với chí phí thấp hơn.
Công nghệ này không chỉ được áp dụng trong các trang trại nuôi tôm thương phẩm, mà còn được ứng dụng trong hệ thống raceway siêu thâm canh với sản lượng hơn 9 kg tôm/ m
3. Hệ thống raceway đã được ứng dụng cho việc ương nuôi và chọn lọc các dòng tôm bố mẹ. Hiện nay, nhiều nghiên cứu ở các trường đại học lớn và các công ty tư nhân đang sử dụng biofloc như là một nguồn protein trong thức ăn tôm và cá.
ỨNG DỤNG
Hiện nay, không có số liệu về số lượng trang trại nuôi tôm đang sử dụng công nghệ biofloc, nhưng có một vài ví dụ điển hình như công ty Belize Aquaculture và P.T. Central Pertiwi Bahari ở Indonesia. Sự thành công hay thất bại khi áp dụng công nghệ này chủ yếu phụ thuộc vào mức độ hiểu biết các khái niệm cơ bản về Biofloc trong việc ứng dụng nuôi thương phẩm. Belize Aquaculture là trang trại nuôi thương phẩm đầu tiên thành công trong việc sử dụng công nghệ biofloc. Vào thời điểm đó, sản lượng nuôi tôm của trang trại đạt 13.5 tấn/ ha. Công nghệ biofloc ở Belize được áp dụng đầu tiên ở Indonesia tại C.P. Indonesia (hiện giờ đổi tên là P.T. Central Pertiwi Bahari, C.P. Indonesia), đạt sản lượng trên 20 tấn/ha trong ao có diện tích 0.5 ha. Trong nghiên cứu thử nghiệm đạt 50 tấn/ha.
Công nghệ này kết hợp với thu tỉa được lặp lại ở Medan, Indonesia cho kết quả tốt hơn. Trong giai đoạn 2008 – 2009, công nghệ biofloc được ứng dụng thành công ở Java và Bali. Tại Indonesia, các biện pháp an toàn sinh học được áp dụng nghiêm ngặt cùng với việc áp dụng công nghệ này.
Hầu hết những người nuôi tôm ở Indonesia rất quan tâm đến công nghệ biofloc, nhưng có một vài e ngại do một số dự án áp dụng công nghệ này bị thất bại vì sự am hiểu về công nghệ này còn hạn chế, chẳng hạn như số lượng và vị trí cánh quạt được lắp đặt đúng trong ao nuôi đóng vai trò rất quan trọng.
Mục đích chính của quạt nước là giữ cho các hạt biofloc lơ lửng trong môi trường nước. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sục khí thông thường, nhưng không có cơ chế tập trung chất thải rắn để loại bỏ chúng ra khỏi ao, sinh khối biofloc lơ lửng dày đặc có thể dẫn đến chất lượng nước trong ao bị suy giảm. Thậm chí, hậu quả là phải thu sớm nếu vụ nuôi bị thất bại.
Hình 1 - Sản lượng tôm ở các trại nuôi tôm khác nhau đang ứng dụng công nghệ biofloc
Chú thích:
Shrimp Production: Sản lượng tôm.
Commercial Output: Sản lượng thương mại.
Maximum Record: Kỷ lục tối đa.
Bảng 1 - Kết quả nuôi ứng dụng Biofloc của các trại nuôi tôm ở Bali (Trang trại Karang Asem và Singaraja)
Chú thích:
Pond size: Kích cỡ ao.
Stocking density: Mật độ thả.
Days of culture: Số ngày nuôi.
Survival: Tỉ lệ sống.
Average body weight: Trọng lượng tôm trung bình.
Feed-conversion ratio: Hệ số chuyển đổi thức ăn.
Harvest/Pond: Sản lượng thu hoạch/ao.
Harvest/ha: Sản lượng thu hoạch/ha.
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
Lợi thế của công nghệ biofloc là an toàn sinh học cao. Cho đến nay, bệnh đốm trắng (WSSV) không còn đáng lo ngại trong hệ thống nuôi này. Năng suất và sản lượng cao hơn từ 5 – 10% so với hệ thống nuôi thông thường, không thay nước trong quá trình nuôi. Tôm tăng trưởng nhanh và tương ứng với hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) khoảng 1.0 – 1.3. Chi phí sản xuất có thể thấp hơn 15 – 20%.
Khó khăn của nuôi tôm theo công nghệ biofloc là cần nguồn năng lượng lớn để vận hành hệ thống sục khí. Việc mất điện trong khoảng thời gian 1 giờ cũng có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng. Các ao nuôi theo công nghệ này phải được lót bạt hoặc làm bằng xi-măng. Công nghệ càng tiên tiến càng đòi hỏi nhu cầu huấn luyện kỹ thuật cho kỹ thuật viên cao hơn.
Tác giả:
Tiến sĩ NYAN TAW – Tổng Giám Đốc, Cố vấn kỹ thuật của Công ty Blue Archipelago BHD – Malaysia
Nguồn:
Global Aquaculture Advocate – Tháng 5-6/2010