Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Chim trắng

Thứ tư - 03/06/2020 20:31 2.633 0
Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Chim trắng
PHẦN I: GIỚI THIỆU
I - Nguồn gốc và tình hình phát triển
Cá chim trắng nước ngọt (Colossoma brachypomum) là loài cá nhiệt đới có nguồn gốc tại Amazon Nam Mỹ.
Cá chim trắng được nhập vào Đài Loan năm 1982 và cho để thành công năm 1985. Được nhập vào Trung Quốc năm 1985 và cho để thành công năm 1987, và đã trở thành đối tượng nuôi phổ biến tại nhiều địa phương ở Trung Quốc.
Ở Việt nam cá chim trắng được Công ty dịch vụ giống nuôi trồng thủy sản Trung ương nhập vào tháng 8 năm 1998. Năm 2001 Trung tâm giống thủy sản Quảng Ninh đã cho đẻ thành công.
Phong trào nuôi cá Chim trắng ở Nghệ An phát triển mạnh trong những năm gần đây.
II - Đặc điểm sinh học của cá Chim trắng
1. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái:
Bộ: Cyprinoidea (bộ phụ cá chép hoặc cá chép mỡ)
       Họ: Characidae (họ cá chép mỡ)
                  Loài: Colossoma brachypomum Cuvien, 1818
Hình dạng cá gần giống với cá Chim biển: thân dẹp và cao, đầu nhỏ, chiều dài đầu bằng chiều cao đầu, vị trí miệng ở chính giữa, mõm hơi tù, vây đuôi cân và có rãnh sâu. Chiều dài thân gấp 2 lần chiều cao thân, gáp 4 lần chiều dài đầu, gấp 6,5 lần chiều dày thân, gấp 13,5 lần chiều dài cuống đuôi. Chiều dài đầu gấp 5 lần đường kính mắt. Chổ khởi điểm của cuống vây đuôi ở phía lưng có một vây mỡ nhỏ, phần trên của nó bán trong suốt, phần dưới có vảy, điểm vảy màu đen.
Vảy trên thân cá tròn nhỏ, chặt chẽ, khó bị rụng. Số vảy đường bên 83 - 99. Từ chân vây ngực đến hậu môn có vảy gai nhọn, cứng. Mình cá màu xám bạc, hoặc màu ánh bạc hơi xanh; các vây ngực, vây bụng, và vây hậu môn màu đỏ; vây đuôi có điểm vân đen ở diềm vây.
Hàm trên và hàm dưới của cá Chim trắng đều có 2 hàm răng sắc, có tác dụng cắt xé thức ăn.
2. Tập tính sinh sống và tính ăn của cá Chim trắng:
Cá Chim sống ở tầng giữa và tầng dưới, sống và bơi thành đàn. Nuôi trong ao rất dễ đánh bắt, ngay mẻ lưới đầu có thể đánh bắt được tới 90% số cá trong ao, kể cả cá nhỏ và cá lớn.
Thức ăn của cá ở thời kỳ cá bột là sinh vật phù du cở nhỏ, ở thời kỳ cá hương là động vật phù du cỡ lớn. Tới thời kỳ trưởng thành thì tính ăn của cá rất tạp, phổ thức ăn
rất rộng: Các loại rau trên cạn và dưới nước, rau phế phẩm, vỏ hoa quả, hạt ngũ cốc, mùn bã hữu cơ, các loại thức ăn động vật như tôm tép, thịt phế phẩm cá có thể ăn được.
Trong điều kiện cá loại thức ăn trên không đủ. Có thể cho cá ăn thêm trứng, bột đậu tương (thời kỳ cá bột), các loại thức ăn chất bột hoặc dạng hạt nhỏ (thời kỳ cá hương), các loại thức ăn dạng viên (thức ăn công nghiệp hoặc tự chế biến) đối với cá thịt và cá bố mẹ. Cá chim nuốt mồi và bắt mồi rất nhanh và thường ăn ngầm là chính, vì vậy thức ăn viên nên sử dụng thức ăn viên dạng chìm.
3. Khả năng thích nghi đối với một số yếu tố môi trường:
- Đối với nhiệt độ nước: Nhiệt độ sinh trưởng từ 21 - 320C, thích hợp nhất từ 28 - 300C, sống được từ 10 - 420C, bị cóng ở 120C, bị chết toàn bộ ở 70C. Đầu mùa xuân khi nhiệt độ nước từ 160C trở lên cá bắt đầu ăn mồi. Nhiệt độ sinh sản thích hợp từ 25 - 280C.
- Đối với oxy trong nước: Cá Chim sinh trưởng, phát triển tốt nhất khi hàm lượng oxy trong nước đạt từ 4 - 6mg/lít.
- Đối với độ pH của nước: Cá Chim thích hợp với độ pH từ 5,6 - 7,5, ưa sống ở vùng nước hơi chua.
- Đối với độ mặn: Cá Chim sống bình thường ở độ mặn 5 - 10‰, sống được 10 giờ ở độ mặn 15‰. Nuôi trong nước lợ cá Chim có sức chịu lạnh và sức đề kháng bệnh cao hơn nuôi trong nước ngọt.
4. Sinh trưởng và sinh sản:
 Cỡ cá Chim lớn ở vùng Amazon tới 20 kg. Cá giống cỡ 5 - 6cm, thả nuôi với mật độ 1con/m2, nuôi dưỡng tốt sau 3 - 4 tháng có thể đạt 1kg/1con; nuôi trong thời gian 6 - 7 tháng có thể đạt 1,5 - 1,7 kg.
Tuổi thành thục của cá cái, cá đực tối thiểu là 3 năm, cỡ cá đạt 3,5 - 4 kg trở lên.
Mùa vụ sinh sản từ tháng 5 đến tháng 10, mỗi vụ đẻ 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 35 - 40 ngày. Cá đẻ lần đầu có sức sinh sản 8 - 10 vạn trứng, từ lần sau trở đi đạt 10 -15 vạn trứng/ kg cá cái.


PHẦN II
KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CHIM TRẮNG
I - Nuôi vỗ cá bố mẹ:
1. Điều kiện ao nuôi vỗ:
Ao nuôi vỗ nên chọn ở những nơi đất thịt và bị nhiễm phèn, gần nguồn nước cấp để dễ dàng và chủ động lấy nước vào ao. Đáy ao không nên có nhiều bùn, vì dễ làm ô nhiễm và gây bệnh cho cá.
Ao nuôi vỗ cá Chim có diện tích ít nhất 500m2, độ sâu mực nước từ 1,2 đến 1,5 m. Nhiệt độ nước thích hợp từ 26 - 300C, pH thích hợp từ 7 - 8, hàm lượng ôxy hòa tan từ 3mg/ lít trở lên.
Trước khi thả cá bố mẹ để nuôi vỗ, cần phải tiến hành cải tạo ao đúng quy trình kỹ thuật.
2. Lựa chọn cá bố mẹ để nuôi vỗ:
Có thể chọn cá hậu bị từ những đàn cá thịt nuôi trong ao: Chọn những cá thể tốt nhất để làm đàn cá bố mẹ chính thức. Chọn những con khỏe mạnh, ngoại hình cân đối, không bị dị hình, dị tật. Trọng lượng từ 3 - 4kg, có độ tuổi từ 3 năm trở lên, và nên lựa chọn đều nhau về quy cỡ. Nên lựa chọn những cá thể đực cái có nguồn gốc xa nhau để tránh sự cận huyết, làm giảm sức sống của các thế hệ con cháu về sau.
Mật độ nuôi vỗ cá bố mẹ: 1kg cá bố mẹ trong 5 m2 mặt nước ao. Tỷ lệ nuôi đực/ cái là 1/1.
3. Mùa vụ nuôi vỗ và thời gian cho đẻ:
Cá bố mẹ được bắt đầu nuôi vỗ tích cực từ tháng 10 năm trước, cá thành thục và bước vào sinh sản từ đầu tháng 5 năm sau và có thể kéo dài đến tháng 9. Nhiệt độ thích hợp cho cá cá đẻ và ấp trứng từ 28 - 300C.
4. Thức ăn cho cá bố mẹ:
  Thức ăn phải cung cấp hàng ngày cho cá. Để cá phát triển và có sản phẩm sinh dục tốt, cần phải cung cấp thức ăn cho cá đủ về chất lượng và số lượng, cân đối về thành phần dinh dưỡng: hàm lượng đạm (protein) phải đảm bảo từ 30% trở lên, hàm lượng mỡ tối thiểu 10%.
  Có 2 loại thức ăn thường dùng hiện nay là thức ăn tự chế biến và thức ăn viên công nghiệp.
a. Thức ăn tự chế biến:
Nguyên liệu để chế biến thức ăn cho cá tương đối phong phú, như phụ phẩm nông nghiệp( cám, bột đậu tương, bột ngô, bột sắn), cá tạp, cá vụn, đầu tôm, rau xanh... Ngoài ra nên bổ sung thêm các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, Premix khoáng giúp cá tăng sức đề kháng và nhanh phát dục.
  Nguyên liệu để chế biến thức ăn cho cá phải đảm bảo sạch không bị mốc, ươn thối. Các nguyên liệu được nghiền nhỏ, phối trộn đều và nấu chín, để nguội vo thành nắm, hoặc đùn ép thành viên cho cá ăn.
  Tỷ lệ thức ăn cho cá ăn hàng ngày bằng 4 - 5% trọng lượng cá trong ao, mỗi ngày cho cá ăn 1 hoặc 2 lần vào sáng sớm (7 - 8 giờ) hoặc chiều mát (16 - 17 giờ). Sau đây là một số công thức chế biến thức ăn cho cá Chim:
C«ng thøc 1:
c¸ t¹p ,c¸ vôn (t­¬i)  90%
C¸m g¹o                    9%
Premix kho¸ng            1%
Vitamin C  10g/1kgthøc ¨n
C«ng thøc 2:
c¸ vôn (kh«)               65%
C¸m g¹o                    15%
bét ng«                       19
Premix kho¸ng            1%
Vitamin C  10g/1kgthøc ¨n
C«ng thøc 3:
Bét c¸ nh¹t                50 –60%
C¸m g¹o                    20 -30%
Bét ng«                       19%
Premix kho¸ng            1%
Vitamin C  10g/1kgthøc ¨n
C«ng thøc 4:
Bét c¸ nh¹t                50 –60%
Bét ®Ëu t­¬ng            20%
C¸m g¹o                    19 - 29%
Premix kho¸ng            1%
Vitamin C  10g/1kgthøc ¨n
b. Thức ăn viên công nghiệp:
Thức ăn cho cá bố mẹ phải có hàm lượng đạm(Protein) tối thiểu 30% và không chứa cá chất cấm sử dụng. Không sử dụng thức ăn quá hạn sử dụng. Thức ăn có cỡ viên phù hợp với miệng cá (thường dùng viên có đường kính 1cm).
  Mỗi ngày cho cá ăn 1 hoặc 2 lần vào buổi sáng (7 - 8 giờ), hoặc buổi chiều (16 - 17 giờ). Lượng thức ăn hàng ngày bằng 2 - 3% trọng lượng cá nuôi trong ao.
5. Quản lý ao nuôi cá bố mẹ:
  Hàng ngày phải quan sát hoạt động của cá và khả năng ăn thức ăn để kịp thời xử lý, điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
  Định kỳ 15 - 20 ngày phải thay nước một lần, mỗi lần thay 20 - 30% lượng nước trong ao.
  Định kỳ xử lý vôi 15 ngày/ lần, dùng vôi bột hòa nước té khắp mặt ao, liều lượng 2 - 3 kg/100m2 mặt nước ao.
  Định kỳ kiểm tra cá bố mẹ nuôi vỗ, kiểm tra lần đầu sau khi nuôi vỗ tích cực được 2 tháng: Kiểm tra ngoại hình, đánh giá độ béo và sức khỏe của cá. Tháng thứ 3 trở đi bắt đầu kiểm tra trứng và tinh dịch của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.

II – Kỹ thuật cho cá đẻ nhân tạo:

1. Công trình phục vụ cho cá đẻ nhân tạo:
  Bể đẻ: sử dụng bể bằng xi măng hình tròn truyền thống, hoặc bình composite. Sau khi tiêm kích dục tố thả cá vào bể, cá đẻ tự nhiên như các loài cá truyền thống.
  Bể ấp trứng cá: có thể sử dụng hệ thống bể vòng bằng xi măng hoặc bể composite, có thêm sục khí để tăng tỷ lệ đậu của cá bột.

2. Mùa vụ cho cá đẻ:
Trong nuôi vỗ cho sinh sản nhân tạo ở các tỉnh miền bắc, cá thành thục và đưa vào sinh sản từ tháng 5 đến tháng 9. Nhiệt độ thích hợp cho cá đẻ và ấp trứng từ 28 - 300C.
3. Chọn cá bố mẹ cho đẻ:
Chọn những con cá bố mẹ khỏe mạnh, quan sát bên ngoài thấy cá bụng to, sờ thấy mềm. Dùng que thăm trứng để lấy ra một ít trứng để đánh giá mức độ thành thục. Cá cái thành thục tốt có các hạt trứng đều, căng tròn, rời, màu xanh nhạt. Cá đực nên chọn những con khỏe mạnh, có sẹ đặc.
4. Sử dụng kích dục tố và phương pháp tiêm cho cá:
+ Ph­ương pháp tiêm:
Sau khi chọn cá xong tiến hành tiêm kích thích sinh sản. Đối với cá Chim dùng phư­ơng pháp tiêm 2 lần nh­ư đối với cá truyền thống. Với cá cái 2 lần: một lần sơ bộ và một lần quyết định, với cá đực thì tiêm một lần với lần quyết định của cá cái. Thời gian giữa lần sơ bộ với liều quyết định cách nhau 6 - 8 giờ. Vị trí tiêm ở gốc vây ngực.
Kích dục tố th­ường dùng cho cá chim đẻ là LHRH - A2 (Dùng kết hợp với Motilium - M: 3viên/ 200µg). Liều l­ượng dùng đối với cá cái 10 µg/1kg cá liều sơ bộ, 35 - 40 µg/1kg cá liều quyết định. Với cá đực liều dùng bằng 1/5 liều tiêm cho cá cái.

III - Kỹ thuật ương cá Chim giống:

1. Công tác chuẩn bị ao:
  Đây là công việc rất quan trọng trong quy trình ương nuôi cá, quyết định sự thành bại của vụ ương.
  Ao ương nên chọn gần kênh cấp, thoát nước để tiện việc cấp thoát nước, không trồng cây lớn xung quanh bờ ao vì cây lớn sẽ che bớt ánh sáng mặt trời, và lá cây rụng xuống làm ô nhiễm môi trường. Cách xa khu vực nước thải công nghiệp; khu dân cư.
  Diện tích ao ương tùy điều kiện của địa phương và nông hộ. Nhưng phù hợp nhất là ao có diện tích từ 1000 - 2000m2, độ sâu 1,2 - 1,5 m, hình chữ nhật.
Cải tạo ao:
- Tát cạn nước, vét bùn đáy ao, đắp lại những chỗ sạt lở, sửa lại cống bọng, dọn cỏ quanh bờ ao.
- Dùng vôi bột rải đều đáy ao và bờ ao với liều lượng từ 7 - 10 kg/100m2 ao tùy theo điều kiện của ao.
- Phơi đáy ao 2 - 3 ngày
- Cấp nước vào ao và gây màu nước: Nước cấp vào ao trước khi thả bột một ngày, phải lọc qua túi vải mịn để tránh trứng cá tạp, giáp xác. Với diện tích ao 1.000m2 bón 3kg bột cá mịn 60% đạm và 3 kg bột đậu nành để cung cấp thức ăn tự nhiên cho cá trong giai đoạn cá bột.

2. Thả giống:
- Chọn mua cá bột từ những trại có công bố chất lượng, để nâng cao hiệu quả của quá trình ương nuôi.
- Thời gian thả cá bột vào ao nuôi tốt nhất vào sáng sớm hoặc chiều mát.
- Mật độ thả thích hợp là: 200 - 300 con/1m2
- Mực nước ao ương ngày đầu 0,8 - 1,0 m, sau đó cho thêm nước vào ao để đến ngày thứ 15 mực nước trong ao đạt 1,2 - 1,5m.
3. Chăm sóc và quản lý ao ương:
- Tuần đầu tiên: cho cá ăn thức ăn hỗn hợp gồm bột cá nhạt + bột đậu nành với lượng như sau: 250g Bột cá + 250g Bột đậu/ 1lần/ 1 triệu cá bột. cho cá ăn 4 - 5 lần/ ngày. Thức ăn có thể nấu chín hòa nước tạt đều khắp mặt ao.
- Tuần thứ 2: cho cá ăn thức ăn công nghiệp đậm đặc dạng bột, có độ đạm 40%, với liều lượng 0,5kg/ 1lần, ngày cho cá ăn 4 - 5 lần.
 Ngày sau cho lượng thức ăn tăng thêm 20% so với ngày trước. Thức ăn được hòa tan vào nước rồi tạt khắp mặt ao.
- Tuần thứ 3 - 4: cho cá ăn thức ăn viên công nghiệp có kích thước vừa cỡ miệng cá, độ đạm 35 - 40%, ngày cho cá ăn 3 - 4 lần. Điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
  Sau khi ương cá 5 - 7 ngày thì có thể bón phân để tạo thức ăn tự nhiên cho cá, lượng phân bón 7 - 10 ngày 1 lần 30 - 50kg phân chuồng; 30 - 50kg phân xanh/1.000m2 ao tùy theo màu nước.
 Hàng ngày thường xuyên quan sát, kiểm tra ao để kịp thời xử lý các hiện tượng bất thường như bờ ao bị rò rỉ, sạt lở. Không để địch hại như rắn, ếch, lươn, cá tạp, cá dữ, bọ gạo xâm nhập.
 Định kỳ phòng bệnh cho cá và khử trùng nước ao bằng vôi bột hòa nước tạt đều khắp mặt ao với lượng 2 - 3 kg/100m2 ao.
  Khi cho cá ăn cần áp dụng phương pháp 4 định (lượng; chất; vị trí; thời gian) để hạn chế thức ăn dư thừa làm ô nhiễm môi trường.
Cá hương sau 20 ngày tuổi phải tiến hành luyện dẻo. Sau 30 ngày có thể lọc cá san thưa ra để nuôi lên cá giống, hoặc xuất bán bớt, đảm bảo mật độ 100 - 150 con/1m2.


PHẦN III
KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHIM THƯƠNG PHẨM
Đối với cá Chim trắng có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi và điều kiện kinh tế hộ.
I - Nuôi đơn cá Chim trắng
1. Yêu cầu kỹ thuật xây dựng ao nuôi:
- Diện tích: 1000 - 2000m2
- Độ sâu hợp lý: 1,5 - 2 m
- Độ dày bùn đáy: 15 - 20 cm
- Nguồn nước: Cần phải có nguồn nước chủ động cho ao nuôi, đặc
biệt khi cá bị nổi đầu hoặc bị bệnh. Chất nước yêu cầu không nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp hoặc sinh hoạt.
- Hệ thống cấp thoát nước chủ động, bờ ao chắc chắn không rò rỉ.
- Độ pH: 6 - 7,5
2. Chuẩn bị ao nuôi cá:
- Bơm cạn nước, củng cố lại bờ ao, vét bớt bùn đáy ao để lại 15 - 20cm
- Tẩy trùng đáy ao: dùng vôi bột 7 - 10 kg/ 100m2, rắc khắp đáy ao và mặt bờ ao
- Tiến hành bón lót: dùng phân xanh + phân chuồng để bón lót. Lượng phân sử dụng 30 - 50kg phân chuồng + 30 - 50 kg phân xanh/100m2 ao, nếu không có phân chuồng, phân xanh thì có thể dùng phân vô cơ để bón lót với lượng 0,2 - 0,4 kg/100m2 tỷ lệ đạm/ lân là 1/2.
- Tháo nước vào ao qua lưới lọc, tránh cá tạp, địch hại vào ao. Ngâm nước 3 - 5 ngày rồi tiến hành thả cá.
3. Thả giống:
- Mùa vụ thả: Do cá chim trắng chịu rét kém , nên ở Miền bắc chỉ nên nuôi 1 vụ từ tháng 3 đến tháng 10 để tránh mùa đông.
- Tiêu chuẩn giống thả: Cỡ giống 4 - 6cm, đồng đều kích cỡ, cá giống phải khỏe mạnh không dị hình dị tật, không bị bệnh.
- Mật độ thả: 2 - 6con /1m2 tùy thuộc vào điều kiện ao hồ và khả năng cung cấp thức ăn.
4. Chăm sóc quản lý:
- Thức ăn: Cá chim trắng ăn tạp, thức ăn là các loại thức ăn tổng hợp, thức ăn là động vật, cá tạp, tôm tép, thực phẩm phế thải; các loại thức ăn tinh bột như ngô, khoai, sắn; và các loại rau bèo. . .
4.1 Cho cá ăn:
a. Loại thức ăn cho cá:
Có thể sử dụng hai loại thức ăn sau đây để nuôi cá Chim trắng:
  - Thức ăn hỗn hợp tự chế biến: Thức ăn được phối chế từ các nguyên liệu chính là cá tạp, cám, tấm và các loại nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Các nguyên liệu được phối trộn đều, nấu chín; sau đó đưa nguyên liệu vào máy ép cắt thức ăn thành dạng viên hoặc nắm thành cục nhỏ cho cá ăn. Sau đây là một số công thức thức ăn hỗn hợp tự chế biến để nuôi cá tra (tham khảo):
Nguyên liệu Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
Cám gạo 55 55 50
Cá tạp 44 19 34
Khô dầu lạc   10 15
Đậu tương   15  
Premix 1 1 1
Vitamin C 10g/1kg thức ăn 10g/1kg thức ăn 10g/1kg thức ăn
Hàm lượng đạm ước (%) 20 - 22 20 - 22 20 - 22
- Thức ăn hỗn hợp dạng viên chế biến công nghiệp: Do các nhà máy sản xuất thức ăn cung cấp.
b. Yêu cầu chất lượng thức ăn trong các giai đoạn nuôi:
Trong 2 tháng đầu thức ăn phải có hàm lượng đạm 28% trở lên. Giai đoạn tiếp theo hàm lượng đạm của thức ăn giảm xuống còn 25 - 26%. Trong 2 tháng cuối trước khi thu hoạch hàm lượng đạm của thức ăn giảm xuống còn 20 - 22%.
Yêu cầu thức ăn phải đảm bảo chất lượng. Không dùng thức ăn quá hạn sử dụng, nguyên liệu để chế biến thức ăn không bị ươn thối, mốc. Thức ăn không được chứa các hóa chất  hoặc kháng sinh đã bị cấm và chất kích thích tăng trưởng.
c. Phương pháp cho cá ăn:
Cho cá ăn theo phương pháp 4 định: Định chất lượng; định số lượng; định vị trí và định thời gian.
- Mỗi ngày cho cá ăn 2 - 4 lần: vào lúc sáng từ 6 giờ - 10 giờ, chiều từ 14 giờ - 17 giờ. Khẩu phần ăn với thức ăn công nghiệp 2,0 - 2,5 % khối lượng cá trong ao/ ngày; với thức ăn tự chế biến là 5 - 7% khối lượng cá trong ao/ ngày.
- Khi cho cá ăn, thức ăn phải được đưa xuống ao từ từ để toàn bộ cá trong ao nuôi đều có thể ăn được; cá sử dụng hết lượng thức ăn không gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
- Ngoài thức ăn tinh cần bổ sung thêm thức ăn xanh như bèo, rau muống
4.2 Quản lý ao nuôi:
- Hằng ngày phải chú ý theo dõi hoạt động của cá, mức độ sử dụng thức ăn, tình hình thời tiết để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý và hiệu quả.
- Thường xuyên quan sát kiểm tra ao để phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng bất thường như ao bị rò rỉ nước, bờ sạt lở…
- Định kỳ thay nước cho ao nuôi 5 - 10 ngày 1 lần bằng 25 - 30% lượng nước trong ao. khi thấy hiện tượng cá nổi đầu khác với bình thường, phải nhanh chóng xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Định kỳ kiểm tra cá mỗi tháng một lần để đánh giá tốc độ tăng trưởng của cá và phát hiện tình trạng bệnh của cá để có biện pháp xỷ lý.
4.3 Phòng và trị bệnh cho cá:
- Trong quá trình nuôi phải định kỳ khử trùng nước ao bằng vôi bột hòa nước té đều khắp mặt ao với liều lượng 2 - 3kg/100m2 ao, có thể dùng chế phẩm sinh học hoặc formalin xử lý và khử trùng nước ao để phòng bệnh cho cá.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra môi trường nước ao để đảm bảo giữ nguồn nước ao luôn trong sạch. Nếu thấy môi trường xấu, cá kém ăn hoặc xuất hiện bệnh phải có biện pháp xử lý kịp thời.
4.4 Thu hoạch:
Sau thời gian nuôi 8 - 10 tháng, khi cá đạt chất lượng thương phẩm và tùy theo yêu cầu của thị trường có thể tiến hành thu hoạch toàn bộ cá nuôi trong ao.
Trước khi thu hoạch 2 - 3 ngày phải giảm lượng thức ăn cho cá, ngày cuối nên ngưng hẳn. Khi thu cá dùng lưới kéo bắt từ từ cho đến hết, nên thu hoạch trong thời gian ngắn để tránh hao hụt và thất thoát làm giảm năng suất và sản lượng.
II - Nuôi ghép (Nuôi cá Chim trắng là chính):
1. Điều kiện ao nuôi: giống như đối với ao nuôi đơn
2. Chuẩn bị ao nuôi : Thực hiện như đối với ao nuôi đơn
3. Thả giống: Có thể nuôi ghép cá Chim trắng với cá Trôi, cá Mè, cá Chép, cá Rô phi.
- Thời vụ thả: Đối với Miền bắc thả giống vào tháng 2 - 3, thu hoạch tháng 10 - 11 hàng năm.
- Cỡ cá giống thả: cá Chim, Rô phi, cá Chép cỡ 4 - 6 cm; cá Trôi, cá Mè 8 - 10 cm. Chất lượng cá giống khỏe mạnh không bị bệnh, dị hình, cỡ cá đồng đều.
- Tỷ lệ ghép giữa các loài như sau: Cá Chim:      50%
                                                         Cá Rô phi:    20%
                                                         Cá Chép:      10%
                                                         Cá Trôi, Mè: 20%
4. Chăm sóc quản lý:
- Thức ăn bao gồm các loại thức ăn tổng hợp, thức ăn động vật, tôm, cá tạp, các loại thức ăn chất bột, rau bèo.
- Cách cho ăn: Dùng thức ăn là cám gạo, bột ngô nấu trộn với 20 - 25% tôm hoặc cá tạp. Lượng thức ăn hàng ngày bằng 4 - 6% so với tổng khối lượng cá trong ao. Cho cá ăn thêm rau bèo; định kỳ 10 - 15 ngày bón phân xuống ao 20 - 25kg phân chuồng + phân xanh 15 - 20kg/ 100m2 ao/ lần.
- Quản lý ao nuôi: giống như quản lý ao nuôi đơn.
5. Thu hoạch:
Sau thời gian nuôi 8 - 10 tháng, khi cá đạt chất lượng thương phẩm và tùy theo yêu cầu của thị trường có thể tiến hành thu hoạch toàn bộ cá nuôi trong ao.
Trước khi thu hoạch 2 - 3 ngày phải giảm lượng thức ăn cho cá, ngày cuối nên ngưng hẳn. Khi thu cá dùng lưới kéo bắt từ từ cho đến hết, nên thu hoạch trong thời gian ngắn để tránh hao hụt và thất thoát làm giảm năng suất và sản lượng.


 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thu Thủy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn muốn biết thông tin về sản phẩm tôm giống của trung tâm?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay3,934
  • Tháng hiện tại134,112
  • Tổng lượt truy cập10,411,504
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây