3 yếu tố lựa chọn thức ăn chức năng giai đoạn ương

Thứ tư - 07/05/2025 22:34 8 0

Độ tiêu hóa protein cao

Thức ăn dạng nhỏ được sản xuất bằng công nghệ vi đùn lạnh có mức độ tiêu hóa protein cao, trực tiếp hỗ trợ sự tăng trưởng của tôm giống. Quá trình chế biến thức ăn ở nhiệt độ thấp từ 70 – 80°C giúp giảm sự biến tính của protein và hạn chế thất thoát vitamin trong thức ăn.
Một thử nghiệm in vitro do nhóm ADM thực hiện vào năm 2021 cho thấy, thức ăn sản xuất bằng công nghệ đùn lạnh đạt tỷ lệ tiêu hóa protein lên đến 92,5%, so với thức ăn đùn thông thường chỉ đạt 87,7 – 91%. Khi được kết hợp với quá trình tạo hạt hình cầu, thức ăn đồng nhất về kích thước và hình dạng, khả năng tiếp nhận thức ăn của ấu trùng tôm được tối ưu hóa.

Độ ổn định cao trong nước

Một lợi ích khác của phương pháp ép đùn lạnh và tạo hình cầu là giúp duy trì độ ổn định trong nước, đồng thời giảm thiểu rò rỉ chất dinh dưỡng ra môi trường, góp phần cải thiện chất lượng nước trong trại giống và ao ương. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu đời của tôm, sự thay đổi thường xuyên về chất lượng nước và môi trường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng và hiệu suất phát triển.

Hỗ trợ giảm căng thẳng và tăng miễn dịch

Pichia guilliermondii là một loại nấm men mới với hình thái, cấu trúc đặc biệt và các thành phần hoạt tính sinh học trong thành tế bào.

Trong thí nghiệm của một nghiên cứu do ADM thực hiện tại Thái Lan, TTCT sạch bệnh, trọng lượng ban đầu 6,5 g, được nuôi trong bể 2,5 m³ và cho ăn theo hai chế độ: khẩu phần đối chứng và khẩu phần bổ sung 0,18% P. guilliermondii theo cữ 5 lần/ngày trong 28 ngày.

Vào cuối giai đoạn cho ăn, một mẫu gồm 15 con tôm từ các nhóm được gây nhiễm Vibrio harveyi, sau 3 giờ tiến hành đo nồng độ tổng số tế bào máu. Số lượng tế bào máu hạt trong huyết dịch của tôm được cho ăn P. guilliermondii tăng đáng kể (P< 0,05). Đồng thời, số lượng tế bào Vibrio harveyi còn lại trong huyết dịch sau ba giờ thách thức cũng giảm đáng kể so với tôm được cho ăn khẩu phần đối chứng (P< 0,05).

Tỷ lệ tế bào máu dạng hạt ở tôm được cho ăn khẩu phần có bổ sung P. guilliermondii cao hơn đã chứng minh khả năng miễn dịch được kích hoạt sẵn và phản ứng hiệu quả hơn trước các thách thức mầm bệnh.

Do đó, men bất hoạt P. guilliermondii có tác động tích cực đến hệ miễn dịch bẩm sinh và đáp ứng của tôm, thông qua cơ chế thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong đường ruột và đẩy nhanh cũng như tăng cường phản ứng viêm khi nhiễm bệnh.

Hiện trên thị trường đã có WeaN Prime, dòng thức ăn cho giai đoạn ương được ADM đặc chế với các phụ gia gồm P. guilliermondii, bột cá, bột nhuyễn thể, protein đậu Hà Lan, bột lúa mì, khô đậu nành, lecithin đậu nành và dầu cá. Công thức tiên tiến này đã được chứng minh giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), ngay cả trong điều kiện có mầm bệnh hoặc căng thẳng.

Vũ Đức
(Theo Asia Pacific Aquaculrure)

Nguồn tin: thuysanvietnam.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn muốn biết thông tin về sản phẩm tôm giống của trung tâm?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập172
  • Hôm nay30,785
  • Tháng hiện tại116,837
  • Tổng lượt truy cập11,885,051
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây