Delta Marine: Hành trình trở thành trại nuôi tôm lớn nhất Indonesia

Thứ tư - 07/05/2025 22:35 10 0

Sẵn sàng đổi mới

PT Delta Marine (DMI), do gia đình Darmawan dẫn dắt, được Soedarman và Anita thành lập vào năm 1986. Hiện Delta Marine đang được thế hệ thứ hai tiếp quản, Rizky phụ trách hoạt động nuôi trong khi Cynthia điều hành thương mại. Anita giữ vai trò Giám đốc Tài chính, còn Soedarman là Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Trụ sở chính của tập đoàn đặt tại Sidoarjo, Đông Java.

DMI khởi đầu với tôm sú vào đầu những năm 1980 và sản lượng tăng mạnh sau đó nhờ quá trình nuôi thâm canh. Tuy nhiên, khi dịch bệnh đốm trắng (WSSV) bùng phát, sản lượng bắt đầu suy giảm. Năm 2021, DMI chuyển sang TTCT và đạt sản lượng 300.000 tấn vào năm 2023. Quỹ đất của công ty rộng 400 ha, chủ yếu ở Sumbawa, Madura (Đông Jawa) và Belitung với 76 ao lót bạt hoặc bê tông. Ngoài ra, DMI còn có 18 ao tròn nhỏ và hệ thống dòng chảy rộng từ 314 m² đến 5.000 m² dùng để thử nghiệm. Soedarman chia sẻ, bất cứ phương pháp nào mang lại hiệu quả cao nhất về năng suất, DMI sẽ chấp nhận và thay đổi.

Năm 2014, nghề nuôi tôm lãi khá nhờ giá bán cao với sản lượng khoảng 300 tấn/vụ. Sau đó, DMI thành lập Petambak Muda Indonesia (PMI – Hội Những Người Nuôi Tôm Trẻ) với 4 thành viên, và tăng lên 20. PMI là nơi chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm và hỗ trợ nhau giải quyết vấn đề. Soedarman chia sẻ, trong vụ nuôi gần đây nhất, chúng tôi liên tục phá kỷ lục sản lượng 560 tấn/vụ rồi tiếp tục tăng lên 730 tấn nhờ tự phát triển mô hình nuôi mới của riêng mình.

Chiến lược tích hợp

DMI từng cân nhắc phát triển trại tôm giống, nhưng cuối cùng quyết định chỉ góp vốn.

Rizky hiểu rằng khi vận hành trại giống và sản xuất tốt sẽ có thêm sản phẩm bán ra thị trường. Nhưng nếu thất bại và sản xuất tôm kém chất lượng, DMI có thể buộc phải sử dụng chúng ngay tại trang trại để giảm thiểu tổn thất. Vì vậy, với tư cách là cổ đông, DMI được hưởng ưu đãi đặc biệt, có quyền chọn tôm post chất lượng.

DMI hiện có một nhà máy chế biến tại Gresik với công suất 10 – 15 tấn tôm/ngày, nhưng đã cho thuê. Việc tích hợp chế biến đang được triển khai, tuy nhiên DMI chưa có chuyên môn kèm thách thức thiếu hụt lao động tay nghề cao.

Nỗ lực bền vững

DMI đặt tính bền vững về kinh tế lên hàng đầu, tiếp theo là bền vững về xã hội và sau cùng, bền vững về môi trường được xem như tầm nhìn dài hạn. Nhằm góp phần đáp ứng lộ trình phát triển bền vững thông qua chứng nhận, DMI đã thiết kế một trang trại mới tại Sumbawa, sẵn sàng cho chứng nhận ASC. Điều cản trở DMI trong các cuộc kiểm toán của ASC là chi phí chứng nhận. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ thay đổi khi DMI tích hợp nhà máy chế biến và tự thực hiện hoạt động tiếp thị.

Soedarman cho biết: “DMI sẽ tập trung đào tạo thế hệ kế cận trong lĩnh vực nuôi tôm bằng cách tuyển dụng những nhân viên xuất sắc để quản lý các trang trại mới. Hiện tại, DMI có hai trang trại đang hoạt động ở Sumbawa: Delta Marine tại Labuan Mapin và Arca Aquaculture tại Tambora. Trang trại liên doanh PT Mitradelta Bahari Pratama thuộc khu vực Sumbawa, phía đông Tambora, sẽ sớm đi vào hoạt động. DMI cũng có kế hoạch mở rộng sang Sulawesi và có thêm 50 ha ở Belitung”.

Tham vọng của DMI là đạt quy mô 600 – 700 ao nuôi trong 2 – 3 năm tới. Trước mắt, công ty tập trung vào các khu vực rộng lớn ở Sumbawa với 7 – 10 trang trại, kết hợp điều chỉnh từng trang trại để phù hợp với môi trường và cộng đồng địa phương.

Tuấn Minh
(Theo AsiaAquaculture)

Nguồn tin: thuysanvietnam.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn muốn biết thông tin về sản phẩm tôm giống của trung tâm?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập178
  • Hôm nay25,800
  • Tháng hiện tại109,521
  • Tổng lượt truy cập11,877,735
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây