Về nguyên tắc sử dụng kháng sinh, để việc điều trị bằng kháng sinh đạt hiệu quả cần phải tìm hiểu về các loại kháng sinh, xác định kháng sinh có hiệu quả với chủng gây bệnh cụ thể hay không. Quan trọng là chúng ta sử dụng đúng thuốc, đúng mục đích, dùng đúng liều lượng, tuân thủ thời gian ngưng thuốc và tuyệt đối không dùng thuốc cấm. Về môi trường, nên chủ động kiểm soát thông qua việc thay nước mới, vệ sinh đáy ao thường xuyên, tăng cường quạt nước, ôxy sủi, cung cấp đủ ôxy để tôm hoạt động, phát triển. Thưởng xuyên sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nguồn nước, đáy ao.
Thường xuyên sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước và đáy ao. Ảnh: VM
Lựa chọn thức ăn đảm bảo chất lượng, đủ chất dinh dưỡng và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm để tránh dư thừa tạo điều kiện phát triển cho các loài vi khuẩn.
Khi tôm có vấn đề về gan, cần kiểm tra lại chất lượng thức ăn trước khi cho tôm ăn đợt kế tiếp. Nếu thức ăn bị nấm mốc, ẩm, chất lượng kém cần loại bỏ ngay. Thay vào đó là thức ăn mới có nguồn gốc rõ ràng, kích cỡ đều, có mùi thơm hấp dẫn, lâu tan trong nước… để cho tôm ăn. Đồng thời, cần giảm lượng thức ăn khi cho tôm ăn để hỗ trợ quá trình giải độc gan cho tôm. Tùy vào mức độ nhiễm độc gan là nặng hay nhẹ mà việc cắt giảm thức ăn bao nhiêu cho phù hợp.
Có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược đểbổtrợchogannhư:Tỏi3-5g/kgthức ăn, diệp hạ châu dùng đun lấy nước cô đặc với lượng 5 g/kg thức ăn; Nha đam sử dụng thường xuyên với lượng 1 g/kg thức ăn…
Các chất được sử dụng phổ biến cho tôm như Sorbitol, Inositol, Choline và Methionine. Sorbitol có vai trò kích thích sự tiết mật và các enzyme tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn đạt hiệu quả cao hơn. Sorbitol giúp tôm kích thích tiết ra một số hormone duy trì hoạt động bình thường của gan và cơ thể. Inositol, Choline, giúp tôm tăng cường sử dụng chất béo, làm giảm tích lũy chất béo trong gan và cơ thể. Mặt khác, chúng giúp tăng cường chuyển hóa chất béo tích lũy trong gan thành phospholipid, có tác dụng giảm hàm lượng chất béo trong gan, cung cấp phospholipid cho nhu cầu của tôm.
Sự hiện diện của Sorbitol, Inositol, Choline và Methionine trong chế phẩm nhằm tăng cường chức năng gan, hỗ trợ gan loại thải hiệu quả chất độc ra khỏi cơ thể của tôm và duy trì các hoạt động ở mức bình thường, giúp tôm nuôi sinh trưởng, phát triển nhanh, duy trì tình trạng sức khỏe tốt, ít bệnh. Sau khi sử dụng các chất trên, nên bổ sung, sử dụng kèm theo những chất hỗ trợ gan như Beta glucan, Premix, men tiêu hóa… giúp hỗ trợ, tôm phục hồi chức năng gan. Lưu ý, trong quá trình nuôi, sau khi dùng kháng sinh liên tục 3 ngày, nên ngưng thuốc, tập trung giải độc gan, phục hồi chức năng gan tụy. Sau khi sổ ký sinh trùng, sau khi diệt khuẩn nước, khi thời tiết, khí hậu, môi trường thay đổi… cần dùng chất hỗ trợ gan và những chất bổ sung đã nói ở trên, chủ động phục hồi chức năng gan tụy tôm.
Lựa chọn mua giống tốt, khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh, xét nghiệm PCR để phát hiện bệnh trước khi mang giống về thả nuôi. Chuẩn bị ao nuôi trước khi thả tôm theo đúng quy trình, áp dụng các phương pháp an toàn sinh học. Thả nuôi tôm với mật độ vừa phải, không nên quá dày. Độ kiềm cần đạt 100 ppm và tăng dần đến 150 ppm ở cuối mùa vụ. Duy trì hàm lượng ôxy cần thiết trong ao nuôi.
>> Với mô hình nuôi thâm canh, tôm dễ bị stress do mật độ nuôi dày, chất lượng môi trường thay đổi theo chiều hướng xấu, thức ăn bị nhiễm độc tố nấm do điều kiện bảo quản không phù hợp. Chính những yếu tố trên sẽ làm suy giảm chức năng gan, làm giảm tốc độ tăng trưởng của tôm.
Lê Cung
Nguồn tin: thuysanvietnam.com.vn
Ý kiến bạn đọc