Kiên Giang: Tăng cường quản lý NTTS mùa nắng nóng

Thứ năm - 23/05/2024 21:30 267 0

Theo thông tin về tình hình dịch bệnh thủy sản từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kiên Giang, trong tháng 5, toàn tỉnh ghi nhận có 3.318,07 ha nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại; trong đó: bệnh đốm trắng 43,56 ha, hoại tử gan tụy cấp 10 ha, vi bào tử trùng 10,3 ha, hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu – vi bào tử trùng 1 ha, do môi trường là 3.252,71 ha. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 5.411,09 ha tôm bị bệnh; trong đó: đốm trắng 231,08 ha, hoại tử gan tụy cấp 11 ha, đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp 4,9 ha, hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu – vi bào tử trùng 1 ha, do môi trường 5.152,31 ha. Địa phương đã cấp phát 850 kg hóa chất sát trùng Chlorine cho 4 hộ nuôi có tôm bị bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp để xử lý tiêu hủy mầm bệnh; lũy kế đến nay cấp 21.700 kg cho 93 hộ. Về dịch bệnh trên thủy sản nước ngọt, lũy kế ghi hận 27.000 con cá lóc và 52.000 con ếch thiệt hại do thời tiết nắng nóng tại huyện Gò Quao. Không ghi nhận thiệt hại trên thủy sản nuôi lồng bè.

Người nuôi cần tăng cường các giải pháp quản lý ao nuôi, phòng trừ dịch bệnh tôm nuôi. Ảnh: TTKNKG

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, hiện đang là thời điểm giao mùa, xuất hiện những cơn mưa đầu mùa làm thay đổi nhiệt độ môi trường, ảnh hưởng không tốt đến sức đề kháng của vật nuôi thủy sản, đặc biệt là dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ có nguy cơ tiếp tục phát sinh, lây lan. Do đó, Chi cục khuyến cáo người cần chọn tôm giống đảm bảo chất lượng, không mang mầm bệnh truyền nhiễm; thực hiện thu mẫu giám sát dịch bệnh chủ động trên tôm và cá nuôi lồng bè. Thực hiện giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh   để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, báo ngay cho cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để xử lý kịp thời. Cùng đó, đề nghị UBND các huyện, thành phố, các ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ với Chi cục để chỉ đạo, tuyên truyền, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn đạt hiệu quả.

Ngoài ra, Sở NN&PTNT cũng có văn bản yêu cầu các địa phương, các đơn vị chuyên môn và người nuôi thực hiện một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý NTTS trong điều kiện thời tiết bất lợi.

Theo đó, UBND các huyện, thành phố cần tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ vùng nuôi, cập nhật thông tin kết quả quan trắc môi trường nước và cảnh báo dịch bệnh trên thủy sản của cơ quan chuyên môn để kịp thời thông báo đến người nuôi. Hướng dẫn cơ sở nuôi thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật, các biện pháp phòng chống và khắc phục thiệt hại do nắng nóng, mưa bão, hạn hán, xâm nhập mặn và biến động bất thường của thời tiết gây ra để ổn định sản xuất. Hướng dẫn người nuôi chuẩn bị đầy đủ nguyên, nhiên vật liệu, bố trí nguồn nhân lực và tổ chức triển khai các biện pháp ứng phó với mưa bão, lũ; thả giống với mật độ hợp lý và có biện pháp chăm sóc đúng kỹ thuật; dừng thả giống khi điều kiện thời tiết không cho phép. Hướng dẫn các cơ sở nuôi tôm thương phẩm tổ chức ương tôm giống từ 15 – 20 ngày mới thả ra môi trường ao nuôi. Khuyến khích người nuôi tham gia hình thành các tổ chức liên kết sản xuất, nhằm giảm chi phí, hình thành vùng nguyên liệu tập trung, kiểm soát chất lượng sản phẩm đảm bảo ATTP phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Các đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở NN&PTNT cần hướng dẫn người nuôi phương pháp phòng, trị bệnh, đồng thời chủ động trong công tác tổ chức dập dịch khi xuất hiện các bệnh nguy hiểm, dễ lây lan trên địa bàn tỉnh; tọa đàm phổ biến khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ; hướng dẫn phương pháp cải tạo, lựa chọn con giống chất lượng tốt. Tăng cường công tác kiểm tra con giống nhập tỉnh và lưu thông trên địa bàn, nhằm ngăn chặn tình trạng giống kém chất lượng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất vụ nuôi. Thực hiện công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước vùng NTTS, có khuyến cáo kịp thời cho người nuôi, chủ động nguồn hóa chất khử trùng, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; phát hiện sớm các ổ dịch, kịp thời áp dụng các biện pháp xử lý, không để dịch lây lan diện rộng.

Người nuôi nên thả giống theo lịch thời vụ được khuyến cáo, thiết kế ao nuôi theo quy định, chủ động áp dụng công nghệ nuôi phù hợp. Sử dụng vật tư đầu vào có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng; thường xuyên theo dõi, cập nhật tin dự báo thời tiết, kết quả quan trắc môi trường để chủ động cấp nước vào ao nuôi phục vụ sản xuất.

Vân Anh

Nguồn tin: thuysanvietnam.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn muốn biết thông tin về sản phẩm tôm giống của trung tâm?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm23
  • Hôm nay6,449
  • Tháng hiện tại143,957
  • Tổng lượt truy cập10,421,349
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây