(TSVN) – Hỏi: Chlorine là gì? Vai trò của Chlorine trong nuôi trồng thủy sản?
(Phạm Quốc Huy, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương)
Trả lời:
Chlorine có công thức là Ca(ClO)2. Trên thị trường thường có tên gọi Chlorine, bột tẩy trắng, chlorua vôi hay Calcium hypochlorite. Chlorine là dạng bột khô trắng hoặc màu trắng xám, có mùi clo. Chlorine là một hóa chất có khả năng tiêu diệt được nhiều tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Trong nuôi thủy sản, Chlorine được dùng để xử lý nước ao, bể nuôi, dụng cụ sản xuất, phòng và trị bệnh bên ngoài cơ thể cá. Liều lượng Calcium hypochlorite sử dụng tùy thuộc vào hàm lượng Chlorine có trong Calcium hypochlorite và pH môi trường, hàm lượng chất hữu cơ, độ trong của nước, ammonia… Thông thường, liều lượng dùng: Khử trùng thiết bị, bể và dụng cụ: 100 – 200 ppm trong thời gian 30 phút; khử trùng đáy ao: 50 – 100 ppm; khử trùng nước ao: 20 – 30 ppm; Xử lý bệnh do ký sinh trùng: 0,l – 0,2 ppm; xử lý bệnh do vi khuẩn: 1 – 3 ppm trong thời gian 10 – 15 phút. Dư lượng Chlorine trong nước được khử bằng Na2S2O3 (Natri Thiosulfate) với tỷ lệ tối đa 1/7 (Boyd, 1992).
(Lê Minh Lâm, xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Trả lời:
Chỉ nên dùng Chlorine để xử lý nguồn nước cấp (tức là dùng trong ao lắng hoặc ao nuôi chưa có tôm cá) vì dư lượng Clo sẽ gây độc cho cá, tôm nuôi và các loài thủy sinh vật.
Không nên sử dụng Chlorine khi nước ao giàu dinh dưỡng, chất hữu cơ vì sẽ xảy ra phản ứng phụ sinh ra chất độc gây hại cho thủy sản.
Khi đã sử dụng Chlorine thì không được sử dụng các hóa chất diệt khuẩn khác như: BKC, formaline…
Không nên bón vôi trước khi sử dụng Clo vì Chlorine sẽ bị giảm tác dụng khi độ pH cao.
Liều lượng Chlorine có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào lượng chất hữu cơ có trong nguồn nước và độ pH của nước. Độ pH càng cao, hàm lượng chất hữu cơ càng nhiều thì cần phải tăng liều xử lý của Chlorine.
Phổ diệt trùng của Chlorine rất rộng nên hầu như tất cả các loại vi khuẩn có lợi lẫn có hại đều bị tiêu diệt, dẫn đến đáy ao bị trơ và khó gây màu. Vì vậy, cần sử dụng các loại men vi sinh để khôi phục lại hệ vi sinh của đáy ao sau khi sử dụng Chlorine.
Đối với ao tôm, sau khi sử dụng Chlorine 4 ngày tiến hành chạy quạt mạnh để giảm hàm lượng Clo tồn dư. Sử dụng bộ test có trên thị trường để kiểm tra hàm lượng Clo tồn dư sau đó sử dụng Natri Thiosulfate để trung hòa Clo với liều lượng 0,99 mg/l Natri Thiosulfate để trung hòa được 1 mg/l Cl2.
Ý kiến bạn đọc