Từ tài xế taxi đến “chuyên gia” nuôi cá hồi vân

Thứ năm - 21/12/2023 02:13 837 0

Bước ngoặt nhờ Blue Revolution 

Trước đây anh Kal Bahadur Gurung là tài xế taxi tại thành phố Gangtok, công việc của anh chủ yếu đưa khách du lịch tham quan các địa điểm ở bang Sikkim – nơi vốn nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh được thiên nhiên ban tặng. Tuy nhiên, do công việc chỉ mang tính chất thời vụ nên thu nhập của anh hầu như không đủ trang trải cho cả gia đình. 

Anh Gurung hiện có 8 bể nuôi cá hồi vân. Ảnh: Thefishsite

Năm 2011, anh vô tình được bạn bè kể cho nghe về chính sách Blue Revolution do Chính phủ Ấn Độ ban hành với mục tích tăng gia sản xuất từ NTTS và nguồn lợi nghề cá. Nhận thấy đây là cơ hội tốt để cải thiện thu nhập, anh đã liên hệ với Sở Nông nghiệp bang Sikkim, được cán bộ kỹ thuật về tận nơi khảo sát và cho biết mảnh đất khu nhà anh rất thích hợp nuôi cá hồi vân. Đặc biệt, quanh khu vực đó có một thác nước – đảm bảo được nguồn cấp nước vô tận. 

Chính thức theo đuổi đam mê 

Sau khi bàn bạc với gia đình, anh Gurung quyết định từ bỏ nghề lái taxi và “khởi nghiệp” làm anh nông dân nuôi cá. Anh được nhận trợ cấp 50.000 Rupee (610 USD) từ Chính phủ để xây bể nước. Anh trích 30.000 Rupee (365 USD) từ tiền tiết kiệm của mình để phụ thêm. Anh được tài trợ 2.000 cá hồi giống, 300 kg thức ăn và được tận tình hướng dẫn kỹ thuật nuôi. 

Anh Gurung thường đi kiểm tra bể nuôi từ sáng sớm. Ảnh: Thefishsite

Anh Gurung chia sẻ, do thiếu kinh nghiệm chăm sóc, nên năm đầu tiên tỷ lệ tử vong của cá hồi vân là 20%. Sau này có kiến thức hơn, anh cho thu hoạch ngay khi cá đạt trọng lượng 200 g/con – thường là sau 9 tháng thả nuôi. Giá cá hồi vân trong vùng khi ấy vào khoảng 600 Rupee (7 USD)/kg, do đó anh kiếm được 80.000 Rupee (975 USD) trong năm đầu tiên. 

Hiện nay anh Gurung có tổng cộng tám bể nuôi cá hồi vân, một khu ương dưỡng với khoảng 3.000 cá bố mẹ, sản lượng cá giống hằng năm đạt 500.000 con. Khách hàng của anh chủ yếu là nông dân trong vùng, Sở Nông nghiệp bang Sikkim và một số đơn vị ở vùng Bắc Bengal. 

Chia sẻ về nỗi lo khi nuôi cá hồi vân, anh Gurung cho biết, anh chỉ sợ nguồn nước cung cấp cho bể nuôi gặp gián đoạn đột ngột, bởi nếu thiếu nước cá sẽ chết sau 30 phút. “Cũng rất may là gần chỗ tôi có một dòng sông, đảm bảo cấp nước liên tục. Nhưng nói thế không có nghĩa là tôi hết lo đâu, bởi một khi có trục trặc nhỏ về nguồn nước là cả sự nghiệp của tôi coi như đổ bể”, anh Gurung tâm sự và thật thà kể lại kỷ niệm đáng nhớ: “Năm 2016 và 2017 tôi mất nhiều nhất, toàn bộ ống dẫn nước bị mưa lũ tàn phá và cuốn trôi. Tôi mất 4.876 USD và 10.971 USD trong hai năm liên tiếp ấy”. 

Anh Gurung được trao giải “Ương nuôi cá hồi giỏi nhất” trong Ngày Nghề cá Thế giới, 21/11/2022. Ảnh: Thefishsite

Hiện nay mỗi năm anh Gurung kiếm được 25 lakhs (30.000 USD). Một ngày làm việc của anh bắt đầu từ 4 giờ sáng, anh thức dậy và đi thẳng tới khu nuôi để kiểm tra cá và nguồn cấp nước, chất lượng nước và những mối nguy gây hại cho cá. Anh cho cá ăn hai lần/ngày – chủ yếu là thức ăn công nghiệp mua từ phía Bắc Ấn Độ. Công tác vệ sinh bể nuôi được thực hiện mỗi tháng hai hoặc ba lần. Hiện, anh Gurung mong muốn lắp đặt một máy cho cá ăn và máy làm đá để vận chuyển cá đi xa hơn. Chi phí khoảng 6 – 7 lakhs (8.529 USD)/máy. 

An Vy

(Theo Thefishsite)

Nguồn tin: thuysanvietnam.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn muốn biết thông tin về sản phẩm tôm giống của trung tâm?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay7,562
  • Tháng hiện tại19,575
  • Tổng lượt truy cập10,499,533
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây