HỘI THẢO KHOA HỌC Dự án NTMN: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất cá Rô phi lai xa dòng Israel quy mô hàng hóa tại Nghệ An”

Thứ ba - 10/11/2020 20:14 515 0
HỘI THẢO KHOA HỌC Dự án NTMN: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất cá Rô phi lai xa dòng Israel quy mô hàng hóa tại Nghệ An”
Thực hiện Hợp đồng số 536/2018 NTMN.ĐP, ngày 18/7/2018 giữa Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An với Trung tâm giống thủy sản Nghệ An về việc thực hiện dự án thuộc chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025. Được sự đồng ý của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An. Ngày 7/11/2020 Trung tâm giống thủy sản Nghệ An tổ chức cuộc Hội thảo khoa học Dự án NTMN: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất cá Rô phi lai xa dòng Israel quy mô hàng hóa tại Nghệ An” tại Trung tâm giống thủy sản Nghệ An - xã Diễn Yên - huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An.
Tham dự Hội thảo có sự tham gia của 35 đại biểu:
- Sở Khoa học công Nghệ có đồng chí Trần Quốc Thành - Giám đốc sở; Đồng chí Hoàng Nghĩa Nhạc - Phó Giám đốc và đồng chí Nguyễn Quý Hiếu - Trưởng phòng quản lý khoa học.
- Chi cục Thủy sản Nghệ An có đống chí Nguyễn Chí Lương - Chi cục trưởng; Đồng chí Lê Văn Hướng – Phó chi cục trưởng và các đồng chí các phòng ban thuộc chi cục.
- Trung tâm khuyến nông tỉnh có đống chí Tạ Quang Sáng - Giám đốc Trung tâm và các đồng chí thuộc các phòng ban chuyên môn.
- Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ có đồng chí Nguyễn Quang Huy - Phó giám đốc Trung tâm.
- Đại diện lãnh đạo phòng Nông nghiệp, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu và  đại diện lãnh đạo UBND xã Diễn Yên; Lãnh đạo các Trại sản xuất giống, các cán bộ kỹ thuật, các thành viên tham gia dự án và một số hộ nuôi cá nước ngọt trên địa bàn các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu cùng về tham dự Hội nghị.
- Nội dung hội thảo:
- Đánh giá kết quả thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất cá Rô phi lai xa dòng Israel quy mô hàng hóa tại Nghệ An”, trong hai năm thực hiện, tham quan thực tế mô hình sản xuất cá giống tại nơi triển khai thực hiện dự án.
- Góp ý bổ sung, hiệu chỉnh quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Rô phi lai xa dòng Israel phù hợp với điều kiện Nghệ An, do Trung tâm giống thủy sản An dự thảo, xây dựng.
- Bàn các giải pháp nhân rộng mô hình sau khi dự án kết thúc.
Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, các đại biểu được nghe chủ nhiệm dự án báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án, dự thảo các quy trình sản xuất và đặc biệt Hội thảo đã nhận được 3 báo cáo tham luận và 11 ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự đóng góp cho dự án, các ý kiến phát biểu cơ bản như sau:
- Cá Rô phi là một đối trong 4 đối tượng nuôi chủ lực của Việt Nam đang rất được quan tâm, cá Rô phi lai xa dòng Israel có nhiều đặc điểm ưu điểm như sinh trưởng phát triển nhanh, cơ thể đẹp, đầu nhỏ, tỷ lệ thịt cao, chịu lạnh, chịu mặn tốt, khả năng kháng bệnh cao so với một số dòng hiện đang được nuôi tại Việt Nam.
- Nghệ An là tỉnh sớm có qui hoạch cho nuôi thương phẩm cá rô phi, hiện nay phong trào nuôi đang phát triển khá mạnh, năng suất, sản lượng đạt cao. Tuy nhiên, thị trường đầu ra đang gặp nhiều khó khăn, chủ yếu tiêu thụ nội địa nên giá bán thấp, thời gian thu hoạch kéo dài làm ảnh hưởng đến hiệu quả của vụ nuôi.
- Dự án đã được Trung tâm giống thủy sản Nghệ An triển khai thực hiện nghiêm túc, cho kết quả khả quan, qua hai năm thực hiện đã xây dựng thành công mô hình sản xuất giống đã sản xuất được 4.077.540 con cá giống rô phi lai xa dòng Israel cỡ 2 - 3cm, đạt chất lượng, tỷ lệ đơn tính cao và xây dựng thành công 03 mô hình nuôi thương phẩm, quy mô 3 ha, nuôi được 68.150kg cá thương phẩm, năng suất đạt 13,6 tấn/ha.
- Thông qua việc thực hiện dự án đã dự thảo được quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Rô phi lai xa dòng Israel phù hợp với điều kiện Nghệ An, góp phần nhân rộng phong trào sản xuất giống phục vụ phong trào nuôi, chủ động sản xuất con giống đảm bảo chất lượng, hạ giá thành cho người nuôi tại Nghệ An.
Các đại biểu tham dự Hội thảo cũng đã có một số đề xuất, kiến nghị sau:
- Báo cáo cần viết đúng theo bố cục của một báo cáo khoa học, bổ sung đầy đủ các nội dung theo hợp đồng thực hiện. Cần có sự so sánh về hiệu quả sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Rô phi lai xa dòng Israel với các dòng Gift, cá Rô phi đường nghiệp…, làm rõ sự sai khác giữa các vụ sản xuất giống, và giữ các mô hình nuôi thương phẩm về thời gian nuôi, hệ số sử dụng thức ăn, thời gian nuôi, năng suất, sản lượng…tình hình dịch bệnh trong quá trình thực hiện dự án và ần bổ sung thêm phần ưu và nhược điểm của phương pháp sản xuất giống và đối tượng dự án đang áp dụng.
- Dự thảo Quy trình sản xuất giống nuôi thương phẩm cá Rô phi lai xa dòng Israel cần cụ thể hơn để dễ hiểu, dễ áp dụng. Đặc biệt là làm rõ các vấn đề kỹ thuật như: phương pháp lựa chọn cá bố mẹ, phương pháp thu cá bột, đặc tính sinh sản của đối tượng.
- Cần làm cụ thể các giải pháp để duy trì, bổ sung đàn cá bố mẹ phục vụ sản xuất con giống lâu dài cho phong trào nuôi sau khi kết thúc dự án.
- Các Sở, ban ngành, đơn vị cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ các đơn vị sản xuất giống về quy trình công nghệ, đàn cá bố mẹ, cơ sở vật chất...để nhân rộng phong trào sản xuất giống, đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi.
- Cần tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao qui trình  kỹ thuật sinh sản xuất giống và nuôi thương phẩm cho các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh để nhân rộng mô hình sản xuất giống, cung cấp cho người nuôi trong và ngoài tỉnh.
Qua đó, các đại biểu cho rằng kết quả của dự án rất khả quan, quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Rô phi lai xa dòng Israel cơ bản đã hoàn thiện đảm bảo để áp dụng vào thực tế sản xuất tại Nghệ An. Do đó, nên khuyến cáo, nhân rộng mô hình sản xuất giống trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhằm đáp ứng nhu cầu con giống đảm bảo số lượng, chất lượng, mùa vụ cho người nuôi, thúc đẩy phong trào nuôi phát triển.
Kết thúc Hội thảo Ông Hoàng Sỹ Ngân - Giám đốc Trung tâm giống thủy sản Nghệ An, chủ trì Hội thảo đã có một số kết luận sau:
- Dự án đã được Trung tâm giống thủy sản Nghệ An triển khai thực hiện nghiêm túc, các thành viên dự án đã có nhiều cố gắng, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt các mục tiêu, nội dung của dự án theo tiến độ đề ra, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội thiết thực.
- Xây dựng thành công mô hình sản xuất giống qua đó sản xuất được 4.077.540 con cá giống rô phi lai xa dòng Israel cỡ 2 - 3cm, đạt chất lượng, tỷ lệ đơn tính cao.
- Xây dựng thành công 03 mô hình nuôi thương phẩm, quy mô 3 ha qua đó nuôi được 68.150kg cá thương phẩm, năng suất đạt 13,6 tấn/ha.
- Thông qua việc thực hiện dự án, đã dự thảo được quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Rô phi lai xa dòng Israel phù hợp với điều kiện Nghệ An để áp dụng vào sản xuất đại trà trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Dự án cũng đã xây dựng, hoàn thiện được báo cáo khoa học tổng kết dự án phản ánh toàn bộ kết quả thực hiện dự án trong 2 năm triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, báo cáo tổng kết dự án, các quy trình dự thảo vẫn còn nhiều tồn tại mà các quý vị đại biểu đã chỉ ra, ban soạn thảo cần nghiêm túc nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện để có chất lượng tốt hơn cụ thể:
- Báo cáo tổng kết dự án cần viết theo đúng bố cục, đầy đủ các nội dung theo Hợp đồng thực hiện đã ký với Sở Khoa học.
- Báo cáo cần có sự so sánh về hiệu quả sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Rô phi lai xa dòng Israel với các dòng Gift, cá Rô phi đường nghiệp…
- Dự án cần làm rõ sự sai khác giữa các vụ sản xuất giống, và giữ các mô hình nuôi thương phẩm về thời gian nuôi, hệ số sử dụng thức ăn, thời gian nuôi, năng suất, sản lượng…tình hình dịch bệnh trong quá trình thực hiện dự án.
- Báo cáo dự án cần bổ sung thêm phần ưu và nhược điểm của phương pháp sản xuất giống và đối tượng dự án đang áp dụng.
- Bổ sung nội dung liên kết chuỗi giá trị dự án thực hiện như thế nào, hiệu quả ra sao.
- Quy trình dự thảo phải viết đúng phom mẫu, ngắn gọn, dễ hiểu và nêu ra được các hiểu chỉnh, sai khác so với quy trình chuyển giao để phù hợp với điều kiện Nghệ An, bổ sung thêm phương pháp lựa chọn cá bố mẹ, thu cá bột, đặc tính sinh sản của đối tượng.
- Về hướng mở rộng sau khi kết thúc dự án:
+ Dự án cần có giải pháp để lưu, bổ sung đàn cá bố mẹ đảm bảo cho sản xuất lâu dài và mở rộng quy mô đáp ứng nhu cầu con giống cho phong trào nuôi thương phẩm.
+ Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật, có chính sách tập huấn, chuyển giao quy trình công nghệ cho các cơ sở sản xuất giống và người nuôi thương phẩm.
+ Đề xuất với Trung tâm khuyến nông tỉnh xây dựng thêm một số mô hình nuôi thương phẩm để nhân rộng phong trào nuôi đặc biệt là xây dựng mô hình nuôi theo Vietgap để nâng cao giá trị, hiệu quả của vụ nuôi.
+ Thành lập Hiệp hội nuôi cá Rô phi thương phẩm để điều tiết mùa vụ thả giống, tránh tập trung xuống giống một thời điểm gây áp lực cho đầu ra thương phẩm.
Cuối cùng Chủ trì Hội thảo gửi lời cảm ơn sâu sắc và lời chúc sức khỏe đến tất cả các vị đại biểu tham dự Hội thảo và rất mong tiếp tục nhận được thêm các ý kiến góp ý để hoàn thiện báo cáo dự án, quy trình sản xuất./.

Tác giả bài viết: Trương Văn Toản

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Thăm dò ý kiến

Bạn muốn biết thông tin về sản phẩm tôm giống của trung tâm?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập47
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm44
  • Hôm nay16,055
  • Tháng hiện tại402,114
  • Tổng lượt truy cập7,768,429
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây