QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN NGHỆ AN

Thứ tư - 30/12/2020 22:54 4.210 0
1. Tên công nghệ: Quy trình công nghệ sản xuất giống hầu Thái Bình Dương phù hợp với điều kiện Nghệ An.
2. Đối t­ượng áp dụng: Hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) .
3. Địa điểm áp dụng: Áp dụng cho các Trại sản xuất giống thủy sản mặn lợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
4. Quy mô sản xuất: 3 - 5 triệu con giống/năm, kích cỡ 3 - 5 mm.
5. Nội dung Quy trình công nghệ sản xuất giống Hầu Thái Bình Dương.
 
Lựa chọn địa điểm đặt trại sản xuất
 
                                                                                                                              
 
 
Gây nuôi thức ăn tươi sống
 

 
 
Lựa chọn Hàu bố mẹ




 
 
Kích thích Hàu sinh sản



 
Ương con giống lên cỡ 3-5mm
 
 
 
Thu con giống
 
 
Ương nuôi ấu trùng
 

 
 
Con giống bám

 
 
Vận chuyển con giống
 





Hình 1: Quy trình công nghệ sản xuất giống Hàu Thái Bình Dương


5.1. Lựa chọn trại sản xuất giống Hàu Thái Bình Dương:
Trại sản xuất giống Hàu giống phải thuộc khu vực quy hoạch sản xuất giống của tỉnh Nghệ An, sát biển thuộc để có nguồn nước mặn phục vụ sản xuất. Có cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về sản xuất giống như hệ thống bể ương nuôi ấu trùng, ao ương nuôi hàu giống.
Là cơ sở nằm sát bờ biển nên có nguồn nước biển trong sạch, không bị ô nhiễm, nguồn nước cấp luôn đáp ứng được các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa sau:

Bảng 1. Một số yếu tố môi trường nước trong trại sản xuất giống
S‰ Độ cứng pH NH­3 (mg/l) NO2 (mg/l) Fe2+
(mg/l)
BOD (mg/l) COD (mg/l) T0  (0C)
20 - 32 <5,5 7,5 - 8,5 <0,5 <0,01 <0,1 8 - 22 0,14 - 1,6 28 - 32
 
5.2. Gây nuôi thức ăn tươi sống:
Trong sản xuất giống sản xuất giống Hàu Thái Bình Dương việc gây nuôi các loài vi tảo làm thức ăn tươi sống là khâu hết sức quan trọng cho sự thành công của vụ sản xuất.
Đối với mỗi loài vi tảo đ­ược sử dụng cho nuôi nhuyễn thể phải đảm bảo các đặc tính: kích thước tế bào hợp lý, màu sắc dễ phát hiện, có hệ số tiêu hoá cao, tốc độ sinh tr­ưởng nhanh, khả năng thích ứng rộng trước những thay đổi của môi trường nuôi cấy và có thành phần dinh d­ưỡng tốt, không có độc tố. Các loài tảo thường được sử dụng như: Nanochrolopsis aculata, Isochrysis galbana, Chaetoceros calcitrans....Nguồn tảo giống đã được phân lập từ các phòng thí nghiệm.
5.2.1. Nuôi sinh khối tảo phục vụ sản xuất Hàu Thái Bình Dương:
Đây là công đoạn hết sức quan trọng nhằm cung cấp đầy đủ lượng thức ăn cho ấu trùng trong quá trình ương giống, tuỳ theo điều kiện nuôi, mục đích nuôi mà có thể áp dụng các hình thức nuôi khác nhau để đem lại hiệu quả nuôi phục vụ tốt nhất cho mục đích nuôi.
Sau khi tảo nuôi sinh khối nhỏ trong phòng thí nghiệm đã đạt mật độ cao như: Isochrysis galbana 22 - 24.106 tb/ml; Nanochloropsis oculata 52 - 56.106 tb/ml; Chaetoceros calcitrans 16-18.106 tb/ml thì tiến hành đưa ra nuôi sinh khối lớn. Nuôi sinh khối tảo tùy thuộc vào quy mô, sản lượng sản xuất của mỗi trại để bố trí lượng nuôi phù hợ đáp ứng cho sản xuất.
Trước tiên tảo giống được lấy từ phòng thí nghiệm đưa vào nuôi trong các túi nilong hoặc bể kính dung tích 60 lít (đã được vệ sinh sạch sẽ để tránh lây nhiễm), tùy vào lượng tảo giống nhiều hay ít mà cấp nước cho phù hợp. Nếu mật độ tảo thấp mà nước nhiều sẽ làm tảo phát triển chậm hoặc chết đi, trong quá trình cho tảo giống vào túi và cấp nước chủ yếu là phương pháp so màu bằng mắt thường để cấp nước vào thời điểm đầu và bổ sung nước dần trong quá trình nuôi khi tảo đạt mật độ cao. Thông thường với 3lít tảo giống lúc ban đầu ta cấp 1/3 túi và cấp nước được cấp dần theo sự phát triển của tảo. Mục đích của việc nuôi này sẽ giúp tảo phát triển nhanh và thuần. Sau 2 - 3 ngày nuôi, khi mật độ đạt cao tiến hành chuyển tảo vào các bể lớn (bể xi măng trắng hoặc bể compzit 2,5 - 22 m3 ) để nuôi tiếp.
- Nguồn nước: Nguồn nước trước khi đưa vào nuôi tảo đã được xử lý Chlorine 20 - 30 ppm sau đó được lọc sạch qua hệ thống lọc cát mịn và hệ thống lọc tinh qua ống lọc 1-5mm.
 
1
 
 
 
2
 













Hình 1: Các mô hình nuôi tảo sinh khối
- Ánh sáng: Thường sử dụng ánh sáng mặt trời, cường độ chiếu sáng thích hợp từ 4.000 - 8.000 lux. Thời gian tăng trưởng của tảo kéo dài 4 - 5 ngày trong điều kiện nhiệt độ 22 - 250C. Vào mùa hè nhiệt độ cao 29 - 300C tảo phát triển nhanh nên rất chóng tàn. Vì vậy, nên nuôi tảo trong nhà có mái che, thoáng khí, tránh nhiệt độ quá cao.
- Sục khí liên tục 24/24.
- Môi trường nuôi tảo sinh khối lớn: Mỗi môi trường có thể nuôi hữu hiệu cho một hay một số loài tảo cụ thể:
Bảng 2: Công thức dùng để nuôi tảo biển sinh khối lớn
STT Loài Tảo Thành phần bổ sung cho môi trường (g/)m3



1
 
Isochrysis galbana NaNO3 60
NaH2PO4 4
FeC6H5O7 0,5
VTM B1 0,1
VTM B12 0,0005


2
Nanochlroopsis
Chlorella
NaNO3 60
NH2CONH2 18
KH2PO4 4
FeC6H5O7 0,5


3
Chaetoceros muelleri NaNO3 50
NH2CONH2 20
KH2PO4 4
Na2SiO3 4,5
FeC6H5O7 0,45

Sau thời gian nuôi từ 2 - 3 ngày, tảo trong bể nuôi đạt được mật độ thích hợp 4 -18.106 tb/ml thì tiến hành rút hết tảo cho cho ấu trùng ăn nếu nuôi tảo theo từng mẻ (tức là trong suốt quá trình nuôi cấy không có bổ sung thêm hay lấy bớt đi chất dinh dưỡng).
Hoặc nuôi theo phương pháp bán liên tục: Khi mật độ tảo đạt cao, rút một phần tảo cho ấu trùng ăn sau đó cấp nước và môi trường bù vào để tiếp tục nuôi tiếp, lặp lại quá trình này 2 - 5 lần nữa mới thay giống mới đã nuôi gối trong túi nilong trước đó.
Trong điều kiện nuôi tảo ngoài tự nhiên, việc phòng chống nóng cho khu vực nuôi trong mùa hè là rất cần thiết giúp tảo phát triển tốt. Trường hợp nhiệt độ ngoài trời quá cao khu nuôi tảo không được che nắng sẽ làm tảo chậm phát triển hoặc chết.
5.3. Lựa chọn Hàu bố mẹ:
Hàu bố mẹ được lựa chọn từ các vùng nuôi thương phẩm đạt được các chỉ tiêu như sau:
- Chọn những cá thể phát triển tốt nhất trong quần đàn, không mang mầm bệnh.
- Chiều cao vỏ >7cm, vỏ sáng bóng, không bị dị hình dị dạng.
- Tuổi hầu từ 1-2 tuổi, không chọn những con quá ít hoặc quá nhiều tuổi sẽ không tốt cho việc sinh sản cũng như chất lượng con giống sau này.
- Tuyến sinh dục chủ yếu ở giai đoạn III: Tuyến sinh dục phát triển căng đầy, ấn nhẹ thấy sản phẩm sinh dục trào ra. Lúc này hầu đã sẵn sàng bướcvào sinh sản.
5.4. Kích thích Hàu sinh sản:
Có nhiều phương pháp sử dụng để kích thích Hàu sinh sản, tuy nhiên trên thực tế thường sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp gây sốc bằng nhiệt độ:
Nâng nhiệt độ nước lên 4 - 5 0C so với nhiệt độ nước ngoài môi trường gây sốc cho Hàu bố mẹ làm chúng sinh sản, tuy nhiên quá trình tăng giảm nhiệt độ kích thích sinh sản cần lưu ý: về mùa xuân hè khi nhiệt độ nước ở ngưỡng 26 - 280C ta có thể tăng lên 30C hoặc 50C sao cho giới hạn của chu kỳ không tăng quá 32 - 330C C. Ở ngưỡng nhiệt độ này nếu thời gian kích thích kéo dài dễ gây tử vong đối với các cá thể bố mẹ tham gia sinh sản. Thông thường nhiệt độ chỉ nên tăng lên đến 28 - 290C rồi sau đó giảm nhiệt độ xuống 24 - 250C. Ở nhiệt độ thấp khả năng chịu đựng của các cá thể tốt hơn. Thực hiện tăng giảm nhiệt độ nước cần diễn ra từ từ, tăng 3 - 40C trong vòng 1 giờ, tránh việc tăng nhiệt độ một cách đột ngột.
- Phương pháp tạo dòng chảy hay sục khí:
Dùng dụng cụ mổ Hàu bố mẹ ra kiểm tra chất lượng tinh của Hàu đực và trứng của Hàu cái sau đó phân loại theo tỉ lệ đực cái 2: 10; Hàu đực và Hàu cái được chọn ra ta dung tay vuốt nhẹ sản phẩm sinh dục cho vào chậu hoặc xô nước biển sạch, khi vuốt nên để tất cả cơ quan con Hàu chìm trong nước, vuốt nhẹ nhàng tránh làm cho phần nội tạng và sản phẩm tiêu hóa của Hàu vỡ ra sau đó ta cho vào xô có kích thước lớn khoảng 100 - 150 lít nước sục khí trong 30 phút. Sau khi trứng thụ tinh tiến hành lọc sạch qua vợt và chuyển vào các bể ương nuôi. Phương pháp này hiện nay hiện đang được sử dụng nhiều cũng rất hiệu quả, tỷ lệ nở đạt khoảng 90 %.


5.5. Ương nuôi ấu trùng:
Khoảng 24 giờ sau khi trứng thụ tinh, phôi phát triển thành ấu trùng đỉnh vỏ thẳng, trong giai đoạn này vỏ ấu trùng bắt đầu hình thành, mỏng và trong suốt. Soi dưới kính hiển vi có thể thấy được các cơ quan nội tạng bên trong bắt đầu hình thành, ấu trùng bơi lội tự do, có xu hướng tập trung ở tầng mặt, kích thước ấu trùng từ 55 - 60µm.
Từ ngày thứ 2 sau khi phát triển thành ấu trùng đỉnh vỏ thẳng, các cơ quan nội tạng hình thành, phát triển và được hoàn thiện dần, hai vỏ phồng lên, khả năng thích ứng với môi trường tốt hơn, ấu trùng có thể bắt mồi từ môi trường ngoài, bắt đầu chế độ chăm sóc thường nhật. Thức ăn cho giai đoạn này là tảo Nanochloropsis occullata, cho ăn 30.000 - 40.000 tế bào/ml; Ở ngưỡng nhiệt độ 24 - 28 0C, tỷ lệ sống của ấu trùng cao, tỷ lệ dị dạng thấp, tỷ lệ sống trung bình đạt 85 - 95%. ở ngưỡng nhiệt độ thấp 18 -200C phôi phát triển chậm sau 20 giờ mới thấy xuất hiện ấu trùng Trochophore và đỉnh vỏ thẳng sau 36 giờ. Tỷ lệ sống đến giai đoạn ấu trùng đỉnh vỏ thẳng thấp 25 - 30%.
Sau 4 - 5 ngày, ấu trùng chuyển sang giai đoạn Umbo trung kỳ xuất hiện đỉnh vỏ, kích thước ấu trùng đạt 100 - 120µm. Thức ăn cho giai đoạn này là hỗn hợp 3 loài tảo 1/3Nanochloropsis oculata, 1/3Isochrysis galbana, 1/3Chaetoceros calcitrans; cho ăn 60.000 - 80.000 tế bào/ml.
Sau 12 ngày, ấu trùng đạt đến giai đoạn hậu kỳ đỉnh vỏ. Cuối giai đoạn hậu kỳ, ấu trùng đã xuất hiện điểm mắt, kích thước ấu trùng tăng nhanh, lúc này cho ăn thức ăn hỗn hợp trên với lượng 10.000 - 140.000 tế bào/ml, tốc độ tăng trưởng trung bình qua các giai đoạn ấu trùng đạt 11,8µm ± 0,011/ngày, thời gian biến thái là 15 ngày, tỷ lệ sống đạt đến giai đoạn hậu kỳ đỉnh vỏ 64%. 
Bảng 3: Loại thức ăn và lượng cho ăn theo từng giai đoạn phát triển của ấu trùng Hàu Thái Bình Dương
Giai đoạn Tuổi Kích thước (µm) Mật độ
nuôi ât/ml
Thức ăn
(Tb/ml)
Loại và lượng thức ăn
Trứng 0 - 24h 50 25trứng/ml Không Không
ấu trùng chữ D 24 giờ 70-90 10 30.000 100% (Na) 1 lần/ngày
Umbo trung kỳ 4 - 5 ngày 100-120 5 - 10 60.000 1/3Na+1/3 Iso+1/3Cha 2 lần/ngày
Umbo hậu kỳ 8 - 12 ngày 150-200 5 - 10 80.000 1/3Na+1/3 Iso+1/3Cha 2 lần/ngày
ÂT điểm mắt 14 - 21 ngày 230-350 5 140.000 1/3Na+1/3 Iso+1/3Cha 2 lần/ngày
Spat sớm 21 ngày > 400 5 160.000 1/3Na+1/3 Iso+1/3Cha 2 lần/ngày
(Na: Nanochloropsis occullata; Iso: Isochrysis galbana; Cha: Chaetoceros calcitrans)
Khi ấu trùng đến giai đoạn có chân (metamorphosis) và sẵn sàng chuyển sang giai đoạn con giống nhỏ thì cần phải tiến hành xử lý kịp thời, đây là dấu hiệu kết thúc giai đoạn sống trôi nổi chuyển sang giai đoạn sống bám. Trong sản xuất giống nhân tạo, đây là thời điểm đặc biệt quan trọng trong việc thả vật bám để thu con giống Hàu bám, các dấu hiệu nhận biết của ấu trùng ở giai đoạn này là âu trùng đạt kích thước khoảng 300µm, có chân bò phát triển, mang hình thành từ 3 - 5 cung mang rõ rệt. Việc quan sát các dấu hiệu này thường được quan sát trên mẫu sống để có thể xác định được chính xác hơn.
Quản lý bể ương nuôi ấu trùng:
- Khoảng 3 - 5 ngày thay 100 % thể tích nước và chuyển bể mới bằng cách rút từ đáy bể để lọc ấu trùng. Kiểm tra kích thước của ấu trùng hằng ngày bằng kính hiển vi để lựa chọn lưới lọc có mắt lưới phù hợp với kích thước của ấu trùng. Rửa sạch bể ương sau khi chuyển bể mới và cấp nước vào trước một ngày.
- Nước cung cấp cho quá trình ương nuôi ấu trùng phải được để lắng qua 3 - 4 ngày sau đó lọc qua hệ thống lọc thô bằng cát và lọc tinh bằng ống lọc 5 µm, luôn đảm bảo oxy hòa tan ở mức 6 mg/l, pH: 7,8; độ mặn từ 15 - 25 ‰.
5.6. Thu con giống:
* Kỹ thuật thu giống Hàu bám:
Vật bám được sử dụng tốt nhất là vỏ lồi của hầu thương phẩm, vỏ được vệ sinh sạch sẽ, xâu lại thành chuỗi với số lượng từ 70 vỏ/dây và 280 vỏ/chùm. Mật độ ấu trùng bám vào vật bám khoảng 20 - 30 ấu trùng/vật bám. Ấu trùng được lọc phân cỡ bằng lưới lọc và chỉ đưa ấu trùng có kích thước trên 300µm vào bể xử lý, cần phải theo dõi thường xuyên và đưa vật bám ra kịp thời khi đã đạt mật độ bám để tránh lãng phí ấu trùng và giảm hiệu quả nuôi thương phẩm sau này. Chỉ cho 2 - 3 đợt vật bám với mỗi mẻ ấu trùng xử lý để đạt hiệu quả bám cáo và mật độ bám đồng đều. Số ấu trùng còn lại chưa bám thường có chất lượng thấp hoặc đã đạt về kích thước nhưng chưa biến thái đầy đủ để chuyển giai đoạn thì được đưa lại bể ương và theo dõi tiếp.
Hình 2: Hàu giống bám trên các
 giá thể là vỏ hầu.
Hình 3: Chuyển các dây giá thể có Hàu giống đã bám ra bè ương.



5.7. Ương con giống lên cỡ 3 - 5mm:
Sau khi đã kiểm tra đủ số lượng con giống trên vật bám ta tiến hành chuyển giống ra ngoài ao ương đã chuẩn bị sẵn thức ăn thực vật phù du trong đó. Vì con giống lúc này còn quá nhỏ, không đảm bảo chất lượng để đưa ra nuôi thương phẩm, do đó việc ương con giống lên cỡ 3 - 5mm sẽ đảm bảo tỉ lệ sống cho con giống khi đem ra nuôi thương phẩm.
Quá trình chăm sóc quản lý bao gồm thay nước định kỳ và cho ăn, các loài tảo hiển vi như: Nanochloropsis occullata; Iso: Isochrysis galbana; Cha: Chaetoceros graciric được gây sinh khối và cho ăn hàng ngày. Sau 10 - 15 ngày ương, kích cỡ con giống lúc này đạt 3 - 5mm tiến hành thu hoạch vận chuyển ra bè nuôi thành thương phẩm. Trước khi đem ra nuôi ngoài tự nhiên, các vật bám này sẽ được san thưa với mật độ 5 - 10 vỏ vật bám/dây, trên mỗi bè tre có diện tích 100 m2 treo trung bình 550 dây/bè nuôi.
2.8. Vận chuyển con giống:
Do việc vận chuyển con giống bám khá cồng kềnh nên thường dùng phương tiên là ô tô hoặc tàu thủy, phương tiện vận chuyển phải có bạt che để chống nóng. Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho Hàu giống, thời gian vận chuyển không quá 24h.
TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN NGHỆ AN
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn muốn biết thông tin về sản phẩm tôm giống của trung tâm?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm19
  • Hôm nay4,990
  • Tháng hiện tại219,506
  • Tổng lượt truy cập10,266,142
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây