Một số biện pháp phòng chống rét trong nuôi trồng thủy sản

Thứ năm - 28/10/2021 20:47 659 0
Một số biện pháp phòng chống rét trong nuôi trồng thủy sản
 
 
 










Ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ có mùa đông thời tiết rét kéo dài làm cho nhiều loại cá, tôm bị chết, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng. Vấn đề đặt ra cho người nuôi trồng thủy sản (NTTS) là phải làm cách nào để hạn chế tối đa thiệt hại do rét đậm rét hại gây ra.
Nhằm giảm thiểu những thiệt hại do rét gây ra các hộ NTTS cần thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho các đối tượng nuôi:
Khi thấy nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước hạ xuống dưới 200C và kéo dài, các cơ sở sản xuất giống, người NTTS cần tuân thủ nghiêm hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản tại các địa phương; chủ động xây dựng phương án phòng chống rét và sản xuất phù hợp; áp dụng các hình thức tăng nhiệt độ phù hợp cho sinh trưởng của thủy sản nuôi và làm giống.
Đối với các loại nuôi thương phẩm đạt kích cỡ, nhất là các loại đối tượng chịu rét kém, như: cá lóc, cá rô phi, cá vược, tôm... tập trung thu hoạch trước các đợt rét. Những diện tích NTTS chưa đạt kích cỡ thương phẩm, duy trì mực nước ao nuôi đảm bảo độ sâu từ 1,5 - 2m; thả bèo tây trên mặt ao chiếm 1/2 - 2/3 diện tích ao nuôi; thả sọt tránh rét cho cá ở góc phía Bắc của ao nuôi, sử dụng các sọt đan bằng tre nứa, đưa vào sọt các búi rơm tạo giá thể để cá trú ẩn tránh rét... Những cơ sở có điều kiện có thể làm khung và che phủ bề mặt ao bằng nilon màu sáng để ngăn gió, cách nhiệt không khí, tăng khả năng giữ nhiệt độ cho nước ao nuôi và khi trời có nắng sẽ tăng khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời bổ sung nhiệt cho ao nuôi.
Cùng với biện pháp phòng, chống rét, các hộ NTTS chú ý tăng sức đề kháng cho các đối tượng nuôi bằng việc cho ăn bổ sung thêm vitamin C, phòng bệnh cho cá định kỳ 1 tháng/lần bằng các loại thuốc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật; định kỳ dùng vôi hòa nước rải đều ao nuôi, liều lượng dùng 5 - 7 kg/sào/tháng. Khi nhiệt độ nước ao xuống dưới 120C thì ngừng cho ăn, nếu nước bị ô nhiễm, sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch nước cho ao nuôi. Hàng ngày theo dõi chất lượng nước, không đưa các loại phân xuống ao làm ảnh hưởng xấu đến môi trường nước. Bổ sung lượng nước cần thiết để đảm bảo độ sâu theo yêu cầu kỹ thuật. Quan sát, theo dõi sức khỏe của đối tượng nuôi để xử lý kịp thời. Không kéo lưới kiểm tra hoặc thu hoạch tỉa khi thời tiết rét đậm, rét hại.
Đối với các lồng, bè NTTS dùng nilon phủ kín mặt lồng nuôi hoặc thả sâu lồng nuôi so với mặt biển từ 1,8 - 2m; sử dụng thức ăn phù hợp, bổ sung vitamin để tăng cường sức đề kháng cho đối tượng nuôi, khi nhiệt độ nước xuống thấp cần hạn chế cho ăn, tranh thủ cho ăn vào những ngày nắng ấm; theo dõi chất lượng môi trường nước, giữ môi trường nuôi sạch để phòng tránh dịch bệnh.
Việc chăm sóc tốt các đối tượng thủy sản nuôi trong mùa đông sẽ giúp người dân có nguồn thu, bảo đảm nguồn cung thực phẩm phục vụ thị trường tết. Đối với các cơ sở lưu giống cá bố mẹ và ương nuôi giống thủy sản sẽ chủ động được nguồn giống cung cấp cho vụ nuôi đầu năm tới.
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thu Thủy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn muốn biết thông tin về sản phẩm tôm giống của trung tâm?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập55
  • Hôm nay9,252
  • Tháng hiện tại332,040
  • Tổng lượt truy cập7,698,355
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây