Thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Thứ năm - 28/10/2021 03:03 1.278 0
Thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản


          Trong nuôi tôm, loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất là Vibrio. Vibrio là một chi (genus) vi khuẩn gram âm có đuôi (tên khác là phẩy khuẩn) với hàng trăm loài, trong đó có 2 loài thường gây bệnh cho người là Vibrio cholerae – vi khuẩn gây bệnh dịch tả nổi tiếng và Vibrio vulnificus – gây bệnh nhiễm khuẩn từ nước biển qua vết thương hở, hoặc nhiễm khuẩn do ăn hào sống. Ba loài gây bệnh cho tôm có Vibrio parahaemolyticus, Vibrio alginolyticus và loài vi khuẩn phát sáng Vibrio luminescence. Rất may, loài Vibrio gây bệnh cho người, không lây cho tôm, và ngược lại loài gây cho tôm, không gây bệnh cho người. Tôm bệnh vẫn có thể dùng làm thực phẩm an toàn. Mỗi loài vibrio lại có hàng trăm chủng khác nhau, có những chủng độc tính thấp, có những chủng đột biến độc lực cực mạnh, đa số các chủng đều bị kháng sinh tiêu diệt, nếu dùng đúng thuốc, đúng liều. Nhưng thói quen sử dụng thuốc vô tội vạ đang tạo ra những chủng kháng thuốc cực kỳ nguy hiểm.
            Để điều trị Vibrio, người ta thường phối hợp một kháng sinh thuộc nhóm tetracycline (oxytetracycline) với một kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin (cefotaxim). Đây là hai loại thuốc generic (thuốc đã hết hạn bản quyền, các nước nghèo có thể tự điều chế giá rẻ, không cần trả tiền bản quyền), chi phí sử dụng cho 1 liệu trình thuốc kháng sinh này ở Mỹ là 100-200 USD, trong khi ở nước mình thì khoảng 100.000 – 200.000 đ.
           Khi một kháng sinh thuộc nhóm hãm khuẩn phối hợp với 1 kháng sinh thuộc nhóm diệt khuẩn, có 3 khả năng xảy ra : đối kháng, cộng lực, hiệp đồng. Mặc dù giữa 2 nhóm này thường xảy ra đối kháng, nhưng tùy theo cấu trúc của từng loại kháng sinh cụ thể vẫn có thể xảy ra khả năng cộng lực và hiệp đồng. Trong trường hợp điều trị Vibrio ở người hay ở tôm, y văn cho thấy vẫn dùng 2 thứ kháng sinh oxytetracycline và cefotaxim để tác dụng hiệp đồng. Hay ví dụ như trường hợp diệt khuẩn H. pylori trong dạ dày, người ta dùng bộ ba hãm khuẩn Doxcycyclin, diệt khuẩn Clarithromycin và 1 loại ức chế bơm proton PPI.
             Tetracycline là một kháng sinh có chức năng hãm khuẩn, nó bất hoạt ribosome trong tế bào vi khuẩn, đây là nơi vi khuẩn tổng hợp protein cho hoạt động sống, trao đổi chất, tạo vỏ, nhân đôi, tiết ra chất độc. Vi khuẩn không chết, nhưng không phát triển được. Một thời trong chăn nuôi người ta gọi tetracycline là thuốc tăng trọng cho heo gà, mọi loại thức ăn gia súc gia cầm đều có pha 0.3-0.5% tetracycline. Đến khi giới khoa học báo động về tình trạng kháng thuốc, việc pha tetracycline vào thức ăn mới bị cấm. Tetracycline hầu như không biến đổi trong cơ thể, sau khi ăn vào nó được thải ra nguyên vẹn. Số kháng sinh thải ra này, pha loãng vào nước, sẽ chỉ còn hoạt lực yếu, không đủ khả năng tác động lên vi khuẩn, mà trái lại luyện cho vi khuẩn khá năng kháng thuốc, trong đó có nhiều loài vi khuẩn gây bệnh cho người. Nếu dùng tetracycline lâu dài như một loại thuốc phòng bệnh cho tôm, hệ vi khuẩn đường ruột tôm không phát triển được, tôm sẽ chậm lớn, ốp vỏ.
            Cefotaxim là một cephalosporin thế hệ thứ 3 (hiện nay đã có cephalosporin thế hệ thứ 5) là loại kháng sinh phổ rộng có vòng beta-lactam, họ hàng với penicillin, có thể tiêu diệt được vi khuẩn kháng penicillin. Đây là loại kháng sinh bán tổng hợp, tức là người ta tạo ra nó bằng cách lên men nấm sợi, rồi dùng phản ứng hoá học thay đổi một phần cấu trúc để thuốc tác động tốt hơn. Kháng sinh nhóm này đánh vào cấu trúc vỏ tế bào vi khuẩn. Vi khuẩn bị mất lớp vỏ sẽ bị đại thực bào tiêu hoá hết. Loại kháng sinh này được biến thành các chất có hoạt tính khác nhau ở gan, đi vào máu đến các cơ quan, xuyên qua cả hàng rào máu não, diệt khuẩn ở những ổ viêm nhiễm, sau đó đào thải ở thận người. Ở tôm, động vật bậc thấp chỉ có gan, chưa có thận, gánh nặng chuyển hoá dồn vào gan, nếu dùng kháng sinh này lâu dài thì gan sẽ hư tổn, tôm cứ hễ ăn vào là chết. Và đây là 2 hiện tượng riêng rẽ rất phổ biến, cho ăn kháng sinh dài ngày và tôm bị gan chết, mà bà con không liên hệ được mối quan hệ nhân quả. Một tác dụng phụ ở người khi dùng cefotaxim kéo dài, là bị nhiễm khuẩn cơ hội Clostridium difficile - viêm đại tràng giả mạc, tiêu chảy kéo dài, ở tôm thì phân trắng.
           Dùng Cefotaxim kéo dài thì tôm bị phân trắng trước, kéo dài thêm nữa sẽ bị gan rồi chết.
         Tôm chỉ nhiễm có một loại vibrio, cứ đúng là bệnh nhiễm khuẩn thì phối hợp  oxytetracycline + cefotaxim. Tính cho chính xác khối lượng tôm theo kg, chia cho 50 kg/người, biết được số liều gấp mấy lần liều của người. Liều một ngày của một người lớn là 2 g oxytetracycline + 2 g cefotaxim. Cho ăn 3-5 ngày hết bệnh rồi ngưng, nếu chưa hết bệnh, đổi loại kháng sinh, dùng liều levofloxacin 0.5g/ngày cho 50 kg tôm trong 7 ngày, ko xài dài ngày, là ok.
          Nên chú ý đừng dùng kháng sinh để tạt xuống ao. Không hề có tác dụng chữa bệnh gì hết, chỉ góp phần tạo ra chủng vi khuẩn kháng thuốc.
          Kháng sinh không phải là thuốc phòng bệnh, chỉ dùng khi bị nhiễm khuẩn.
          Trong nuôi cá, khi cá bị bệnh nhiễm khuẩn ngoài da, người ta vừa cho cá ăn thuốc, vừa bắt cá lên, tắm kháng sinh trong chậu. Nhưng chuyện này có vẻ bất khả thi cho tôm.
 

Tác giả bài viết: Sưu tầm: Trần Thanh Long

Nguồn tin: Nguồn: Bảo Cần giờ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn muốn biết thông tin về sản phẩm tôm giống của trung tâm?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Hôm nay7,424
  • Tháng hiện tại121,348
  • Tổng lượt truy cập9,934,949
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây