MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ SỬ DỤNG KHOÁNG TRONG NUÔI TÔM ĐỘ MẶN THẤP
I. KHOÁNG LÀ GÌ...?
Khoáng có 3 thành phần chính cần thiết làm cho con tôm tăng trưởng, chắc thịt, tăng sức đề kháng, tạo vỏ cũng như lột vỏ dễ dàng hơn như... KALI, MAGIÊ, SUPER-CANXI... để phòng chống ngăn ngừa và trị bệnh cong thân đục cơ, ta phải bổ sung các loại khoáng nêu trên.
Các loại khoáng nêu trên nó đều có trong nước biển, độ mặn càng cao thì khoáng càng nhiều.
Tôm là loài sống trong nước biển hoặc nước biển pha loãng.
Trong nước biển pha loãng độ mặn 1‰, có 304 mg/l Natri, 550 mg/l Clorua, 12 mg/l Canxi, 39 mg/l manhê, 11 mg/l kali, và 78 mg/l sunphat.
II. TẠI SAO TA PHẢI BỔ SUNG KHOÁNG:
Bởi vì con tôm con cá hấp thụ và lấy đi một số lượng khoáng trong ao, tới một thời gian nào đó sẽ cạn kiệt cho nên chúng ta phải bổ sung khoáng...nếu để ao tôm thiếu Khoáng thì sẽ sinh ra bệnh cong thân đục cơ.
Một số ý kiến cho rằng phải đo hàm lượng tất cả các nguyên tố hàng ngày, để bổ sung cho ao tôm có tỉ lệ khoáng giống như nước biển. Đó là các ý kiến của các chuyên gia bàn giấy, hoặc những người nuôi tôm không về đích. Bổ sung khoáng kiểu này, hao tiền tốn của, mà lại quên đi vai trò chính của vi sinh lợi khuẩn và sự phát sinh của 2 độc tố NH4/NO2. Trên thực tế mang tôm có vai trò điều hoà áp suất thẩm thấu, bình thường khi độ mặn dưới 5‰, ta có cách xử lý riêng.
III. ĐỂ BIẾT AO TÔM BỊ THIẾU KHOÁNG THÌ PHẢI TEST NƯỚC:
1. KALI
Kali trong nước biển có khối lượng gần bằng với canxi, đây cũng là thứ khoáng mà tôm rất thiếu trong trường hợp độ mặn dưới 5‰.
Cách tính trị số Kali trong ao tôm.
Độ mặn của nước biển là 34 phần ngàn và trị số của Kali là 380.
Cách tính trị số Kali theo từng độ mặn trong ao tôm.
Trị số Kali với độ mặn 1 phần ngàn là: 380 : 34 = 11.176
Tuỳ theo độ mặn trong ao, ta lấy 11.176 nhân cho độ mặn từ 2_33 phần ngàn.
Ví dụ: Nếu độ mặn trong ao là 7 phần ngàn ta lấy 11.176 nhân cho 7. (11.176 x 7 = 78.23)
Đi xét nghiệm nước ao mà trị số Kali từ 78 trở lên là được
Nếu trị số Kali dưới 78 thì phải đánh thêm phân Kali 1 kg/1000m2 (có thể thay đổi lượng Kali khi làm thực tế) cho đến khi đạt trị số 78.
2. MAGIE:
Magiê : trong nước biển magiê nhiều gấp bốn lần canxi, đây là thứ khoáng mà tôm rất thiếu trong trường hợp độ mặn dưới 5‰.
Cách tính trị số Magie trong ao tôm.
Độ mặn của nước biển là 34 phần ngàn và trị số của Magie là 1350.
Cách tính trị số Magie theo từng độ mặn trong ao tôm.
Trị số Magie với độ mặn 1 phần ngàn là: 1350 : 34 = 39.705
Tuỳ theo độ mặn trong ao, ta lấy 39.705 nhân cho độ mặn từ 2_33 phần ngàn.
Ví dụ: Nếu độ mặn trong ao là 7 phần ngàn ta lấy 39.705 nhân cho 7. (39.705 x 7 = 277.735)
Đi xét nghiệm nước ao mà trị số Magie từ 277 trở lên là OK.
Nếu trị số Magie dưới 277 thì phải đánh thêm phân Magie 1 kg/1000m2 (có thể thay đổi lượng Magie khi làm thực tế) cho đến khi đạt trị số 277.
Thiếu Kali và Magie thì tôm sẽ bị chậm lớn khó lột vỏ.
3. CANXI
Canxi : mọi người thường hay cho rằng vỏ tôm lột liên tục, đó là canxi, nên tôm rất thiếu canxi. Nhưng trên thực tế, tất cả các công ty thức ăn đều pha bột đá CaCO3 vào thức ăn tôm với tỉ lệ 2 – 3% để làm thức ăn cứng, lâu tan trong nước. Bên cạnh đó, trong thức ăn còn có hàm lượng khá cao canxi hoà tan CaHPO4. Do đó tôm không hề thiếu canxi, vấn đề là tôm hấp thụ canxi như thế nào.
Cách tính trị số của Ca trong ao tôm.
Độ mặn của nước biển là 34 phần ngàn và trị số của Ca là 400.
Cách tính trị số Ca theo từng độ mặn trong ao tôm.
Trị số Ca với độ mặn 1 phần ngàn là:
400 : 34 = 11.764
Tuỳ theo độ mặn trong ao, ta lấy 11.764 nhân cho độ mặn từ 2_33 phần ngàn.
Ví dụ: Nếu độ mặn trong ao là 7 phần ngàn ta lấy 11.764 nhân cho 7. (11.764 x 7 = 82.348)
Đi xét nghiệm nước ao mà trị số Ca từ 82 trở lên là OK.
Nếu trị số Ca dưới 82 thì phải đánh thêm Ca 6 kg/1000m2 (có thể thay đổi lượng Ca khi làm thực tế) cho đến khi đạt trị số 82.
Đánh lúc 10-12 giờ khuya.
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THIẾU KALI, MAGIÊ VÀ CANXI TRONG AO NUÔI TÔM VÀ CÁCH XỬ LÝ:
Ba loại natri/magiê/kali thường hay bị thiếu trong nước ngọt, được xử lý như sau : mỗi tuần 3 lần, pha 100 g muối ăn (natri clorua) + 40 g manhê clorua + 10 g kali clorua + 5 g azomite (khoáng nguyên liệu) vào mỗi 10 kg thức ăn của cữ ăn sáng.
Ngoài ra, khi tăng độ kiềm cho ao tôm, đánh kèm, mỗi 25 kg bicar, đánh thêm 20 kg manhê clorua + 5 kg kali clorua.
Khoáng vi lượng : cần chú ý, các vi lượng là tối cần thiết cho tôm, tạo máu, vitamin, enzyme, tín hiệu thần kinh, hoạt động co cơ, … Mỗi sinh vật sống cần khoảng 60 nguyên tố vi lượng. Khoáng azomite hoặc bayer stomi, mỗi tuần một lần, cho ăn 1 muỗng cafe cho mỗi 10 kg thức ăn cữ sáng và đánh xuống ao 2 kg/1000 m3 là đủ. Nếu dùng quá nhiều vi lượng sẽ xảy ra ngộ độc kim loại nặng.
Cung cấp đủ khoáng cho tôm là một chuyện quan trọng, nhưng quan trọng hơn là con tôm có hấp thụ được khoáng hay lại tống tất cả ra ngoài theo phân. Đó là việc của hệ vi sinh đường ruột....
(Tiếp kỳ sau)
Tác giả bài viết: Trần Thanh Long