Hà Tĩnh: Phát hiện vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi

Thứ tư - 07/05/2025 22:36 11 0

Sau khi lấy mẫu nước cấp tại 3 vùng nuôi tôm mặn lợ tập trung tại  huyện  Nghi Xuân; Thành phố Hà Tĩnh và Thị xã Kỳ Anh cho thấy: Nguồn cấp tại xã Hộ Độ, thành phố Hà Tĩnh có độ mặn thấp, độ kiềm cao hơn ngưỡng giá trị giới. Tại xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh có độ kiềm ở mức thấp hơn ngưỡng giá trị giới hạn.  Đáng chú ý là tại xã Xuân Phổ huyện Nghi Xuân Phát hiện chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy.

Chủng vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus thuộc họ vi khuẩn Vibrio là nguyên chính gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (hội chứng chết sớm EMS) trên tôm. Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus tấn công tôm theo hai giai đoạn: Giai đoạn đầu Vibrio parahaemolyticus nhiễm phage tiết ra độc tố làm tôm yếu, mất sức đề kháng. Giai đoạn sau thêm đợt tấn công thứ 2 của vi khuẩn, tiết ra độc tố làm rối loạn chức năng gan tụy và hoại tử mô gan tụy tôm chết hàng loạt. Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus này có khả năng ký sinh trong đường ruột và tiết ra độc tố khiến gan sưng hoặc teo lại, gây chết hàng loạt từ 90 – 100% ao nuôi.

Con giống kém chất lượng là nguyên nhân chính gây hội chứng chết sớm (EMS) trên tôm. 

Nguyên nhân gây hội chứng chết sớm (EMS) là do Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus làm rối loạn chức năng và phá hủy các mô gan tụy của tôm. Những ao nuôi tôm bị nhiễm bệnh là do con giống kém chất lượng, bị nhiễm bệnh từ tôm bố mẹ (thường biểu hiện bệnh từ tháng đầu tiên); việc quản lý ao nuôi kém, màu nước trong không phù hợp với tôm, đất bị phèn, độ pH thấp, thiếu cân bằng khoáng chất, oxy hòa tan thấp,… hoặc do sử dụng hóa chất làm dư lượng độc tố Cypermethrin và Deltamethrin, biểu hiện ở giai đoạn tôm từ 30 – 35 ngày tuổi.

Người nuôi cần thường xuyên kiểm tra theo dõi sự sinh trưởng phát triển của tôm nuôi.

Để nhận biết sớm bệnh này, người nuôi khi quan sát thấy tôm kém phát triển về kích thước và thường chết đáy; Sức ăn của tôm giảm, bơi lờ đờ, tấp mé, quay đảo sau đó là chết rải rác; khi bắt tôm lên xem trấy  gan tôm thường sưng to, mềm nhũn, đổi màu. Có số trường hợp gan bị teo nhỏ và dai; Vỏ mềm, đục cơ; Tôm có khi bị phân trắng kéo dài.

Sau khi có kết quả, ngành chuyên môn đã thông báo đến các địa phương và kịp thời có những khuyến cáo người nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm quản lý tốt môi trường ao nuôi, giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi tôm.

Tăng cường công tác kiểm tra các yếu tố môi trường vùng nuôi để chủ động các biện pháp phòng trừ kịp thời  

Theo đó, các cơ sở nuôi cần lấy nước qua túi lọc dày (đường kính lỗ lọc  ≤ 200 µm) ở thời điểm đỉnh triều vào ao lắng/lọc, và xử lý trước khi cấp vào ao nuôi; Sử dụng các hóa chất khử trùng được phép lưu hành trên thị trường với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất (Ví dụ: Chlorine 10 – 20 mg/l) để khử trùng nước, tiêu diệt mầm bệnh hoại tử gan tụy cấp; Điều chỉnh độ kiềm trong nước về khoảng giá trị phù hợp (100 – 200 mg/l); Kiểm tra độ mặn và ôxy hòa tan trong nước ở ao sẵn sàng đảm bảo nằm trong ngưỡng phù hợp theo TCVN 13656:2023 trước khi cấp vào ao nuôi. Lưu ý độ mặn trong nước cấp có giá trị chưa phù hợp, các cơ sở nuôi căn cứ độ mặn trong ao/bể nuôi để sử dụng lượng nước phù hợp, hạn chế biến động lớn về độ mặn trong ao/bể nuôi.

Thời tiết hiện nay còn có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt đang bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt, tôm dễ bị sốc nhiệt, sức đề kháng giảm, dễ xảy ra dịch bệnh. Vì vậy, các địa phương cần bám sát chỉ đạo hướng dẫn người dân tuân thủ quy trình chăm sóc, chủ động các biện pháp ứng phó với thời tiết bất lợi giúp tôm sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra.

Nguyễn Hoàn

Nguồn tin: thuysanvietnam.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn muốn biết thông tin về sản phẩm tôm giống của trung tâm?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập178
  • Hôm nay21,694
  • Tháng hiện tại105,415
  • Tổng lượt truy cập11,873,629
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây