Theo phê duyệt của Bộ NN&PTNT, mô hình lúa – tôm hữu cơ được thực hiện trong hai năm 2025 và 2026. Mục tiêu khai thác lợi thế sinh thái luân phiên giữa hai mùa (mùa mưa nước ngọt và mùa khô nước mặn) phù hợp cho phát triển mô hình lúa – tôm nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, cải thiện sinh kế cho nông dân; Nâng cao vai trò của hợp tác xã liên kết với tổ khuyến nông cộng đồng và doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Đồng thời nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất nông nghiệp thuận thiên, giảm thiểu sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, từ đó giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.
Mô hình lúa – tôm hữu cơ tại tỉnh Cà Mau. Ảnh: Hữu Tùng
Mô hình lúa – tôm hữu cơ sẽ hướng đến việc đạt chứng nhận hữu cơ, gắn với cấp mã số vùng trồng, xây dựng nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Cùng đó, xây dựng mô hình liên kết tổ chức quản lý sản xuất tiêu thụ lúa tôm bền vững gắn với tổ khuyến nông cộng đồng và doanh nghiệp theo chuỗi giá trị; bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, tạo sản phẩm sạch có nhãn hiệu cung cấp cho thị trường…
Kết quả dự án xây dựng mô hình lúa – tôm hữu cơ dự kiến đạt 60 ha canh tác lúa – tôm, năng suất lúa bình quân ≥ 4,5 tấn/ha, được cấp mã số vùng trồng, sản phẩm lúa đạt chứng nhận hữu cơ; Tôm tỷ lệ sống đạt ≥30%, kích cỡ tôm thương phẩm 20 – 25 con/kg, năng suất tôm đạt từ 250 – 350 kg/ha/vụ. Hiệu quả kinh tế ≥ 15% so với sản xuất đại trà.
PV
Nguồn tin: thuysanvietnam.com.vn
Ý kiến bạn đọc