QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC ĐEN TRONG AO TẠI NGHỆ AN
Thứ tư - 23/02/2022 08:131.9450
Thạc sĩ: Trần Văn Võ
Chuẩn bị ao nuôi
- Diện tich 500 – 1000m2, mực nước sâu 1.5 – 2.5m, - Nhiệt độ 23 – 320C, pH = 6.5 – 8. - Công tác chuẩn bị ao nuôi: + Bơm sạch nước ao, bắt cá tạp, xịt bùn đối với nhưng ao nuôi cũ, trám những lỗ mọi, dùng lưới giăng xung quanh ao cao khoảng 0.5 – 1m tránh cá nhảy đi làm thất thoát, cống cấp và thoát nước phải chủ động. + Dùng vôi diệt khuẩn ao nuôi 30kg/1000m2, phơi khô đáy ao 5 – 7 ngày. + Lấy nước vào 1.5m, dùng để diệt khuẩn, virus gây bệnh cho cá (IODINE 1lít 4000m3 nước hoặc BRONOTA 0.5kg/4000m3 nước). Khử phèn nước ao nếu nguồn nước nơi đó bị phèn (EDTAT 1kg/2000m3 nước). + Sau khi diệt khuẩn 1 ngày: để bổ sung thức ăn tự nhiên cho cá, sau 2 ngày có thể thả giống (BENTHOS DONA 1kg/2000m3 nước)
Ao nuôi cá Lóc đen
2. Chọn giống và thả giống. 2.1. Chọn giống: - Chọn cá giống phải có kích cở đồng đều, khỏe mạnh, không dị tật. Trước khi thả cá có thể dùng nước muối ăn 3% để tắm cá 3 – 5 phút; kiểm tra nhiệt độ nước thích hợp tránh gây sốc cho cá khi thả, nên thả cá lúc sáng sớm hay chiều tối. Nếu cá bị sốc tạt YUCCA 100 (1 lít/12000m3 nước), hoặc VITA C150 (1kg/1000 – 1500m3 nước). 2.2. Mật độ nuôi: - Cá lóc có thể thả nuôi ở mật độ 30 -120 con/m2 . 2.3. Cho ăn: - Sau khi thả cá, không cho cá ăn khoảng 1 – 2 ngày. Cho cá ăn thức ăn viên dạng nổi có hàm lượng protein 40 – 45%. Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng và tối, lượng ăn bằng 5 – 7% trọng lượng thân. Mùa tăng trưởng nhanh cũng không cho ăn quá 10% trọng lượng thân. Dùng sàn để cho cá ăn giúp dễ dàng theo dõi lượng ăn của cá mà điều chỉnh lượng ăn phù hợp. - Khẩu phần ăn có thể tham khảo theo bảng sau:
Kích cở cá giống
Khẩu phần ăn (%)/trọng lượng cá
Độ đạm (%protein)
< 50
5 – 7
41 – 44
50 – 100
5 – 7
41 – 44
100 – 200
4 – 5
41 – 44
200 – 300
4 – 5
41
> 400
3 – 4
38
2.4. Thay nước: - Vì cá Lóc cho ăn thức ăn có độ đạm cao nên nước thường mau dơ bẩn nên cần phải thay nước và xử lý môi trường để cá phát triển tốt và phòng ngừa dịch bệnh. - Cá < 100g: thay nước 10 – 15 ngày/lần - Cá 100 – 200g: thay nước 5 – 10 ngày/ lần - Cá > 200: thay nước 1 – 5 ngày/ lần 2.5. Phòng bệnh cho cá Lóc đen - Nuôi thức ăn công nghiệp tạo điều kiện dễ quản lý thức ăn, chất lượng nước, hạn chế mầm bệnh. Song cá lóc ăn thức ăn đạm cao dễ gây ô nhiễm nguồn nước, nếu quản lý không tốt chất lượng nước rất dễ gây bệnh cho cá. Ngoài ra, bổ sung dinh dưỡng chất thiếu hụt trong thức ăn cũng rất quan trọng để phòng bệnh cho cá. - Phòng bệnh định kỳ: • Xử lý môi trường định kỳ: 1 tuần/ lần + Thay nước kết hợp diệt khuẩn, virus gây bệnh cho cá (IODIN hoặc BRONOTA). + Do nuôi cá lóc ở mật độ cao và cá lóc lại ăn nhiều nên lượng chất thải trong ao nuôi thường rất lớn thừa phân cá và thức ăn thừa. Nên phải thường xuyên phân hủy phân cá, hấp thu khí độc dưới đáy ao (DN BIOCACBON, BIOCLEAR) hoặc dùng sản phẩm từ Yucca để hấp thu khí độc NH3 (YUCCA 100). • Xổ ký sinh định kỳ: 7 – 10 ngày/lần + Mật độ cá dày, nước ao dơ bẩn là nơi rất tốt để các ký sinh trùng trên cá phát triển. Nên diệt ký sinh trùng định kỳ bằng thuốc xổ ký sinh trùng (FENBENDATA 1kg/20 tấn cá hoặc PRAZIQUANTA 1lít/20 tấn cá). • Bổ sung dưỡng chất trong thức ăn: + Để tăng sức đề kháng, chống stress cho cá dùng các sản phẩm có thành phần Vitamin C (VITA C150, VITA C300) trộn vào thức ăn định kỳ 2 lần/tuần. + Bổ sung dinh dưỡng hỗ trợ gan (HELIVER) và bổ máu (BLOOD CELL) cho cá định kỳ 2 lần/tuần giúp cá khỏe ít bệnh. + Bổ sung men tiêu hoá (PROMAX) cho cá, giúp cá gia tăng tiêu hoá thức ăn, giảm FCR, ăn định kỳ và sau khi xổ lãi. • Phòng chống gù lưng và tăng trọng + Bổ sung khoáng vi lượng, đa lượng, vitamin, acid amin, protein (VITA GROW) giúp phòng chống bệnh lưng gù ở cá lóc và tăng trọng nhanh. + Giai đoạn cá nhỏ ăn 2 lần/ tuần, với cá > 300g ăn đến cuối vụ nuôi. 2.6 Thu hoạch - Sau 5 – 6 tháng nuôi, cá lóc đạt trọng lượng trung bình 0.7 – 1kg thì tiến hành thu hoạch. Tháo cạn bớt nước trong ao rồi kéo lưới bắt, tát cạn bắt sạch toàn bộ cá còn sót lại.