QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ LÓC ĐEN TẠI NGHỆ AN

Thứ tư - 23/02/2022 08:14 481 0
QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ LÓC ĐEN  TẠI NGHỆ AN
Thạc sĩ: Trần Văn Võ
  1. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ.
  1. Chọn ao nuôi vỗ.
       Ao nuôi vỗ cá Lóc đen bố mẹ phải chủ động nguồn nước, có độ mặn dưới 3‰, có diện tích 300m2  - 1.000m2, sâu 0,8 – 1,5 m. Cao trình mặt bờ ao cao hơn mực nước cao nhất 0,5 - 0,8m, có thể chắn xung quanh bờ ao bằng lưới cao 0,5 – 0,8 m để phòng chống cá thoát ra ngoài. Ao có cống cấp thoát nước chủ động, được chắn bằng lưới. Trong ao nuôi vỗ cần thả một ít bèo tây chiếm khoảng  20 % diện tích mặt nước.
       Trước khi thả cá vào nuôi vỗ cần phải tát cạn ao, xử lý đáy ao bằng vôi bột với lượng 7 – 10kg/100m2,  dọn sạch và phơi đáy ao 3– 5 ngày. Sau đó cấp nước vào qua lưới lọc, khi đủ yêu cầu thì thả cá.           
  1. Chọn cá bố mẹ để nuôi vỗ.
       Chọn cá có độ tuổi từ 12 tháng trở lên, nặng từ 0,6 – 0,8 kg. Cá tuyển chọn phải khỏe mạnh không dị hình, dị tật, không bị xây xát. Nên lựa chọn cá được nuôi tại địa phương, cần nắm rõ nguồn gốc cá để tránh lai cận huyết.
       Trước khi thả cá vào ao nuôi cần được tắm nước muối 2 – 3% trong khoảng 10 – 15 phút để diệt các ký sinh trùng bám trên da cá, nhanh chóng làm lành các vết thương do xây xát trong quá trình đánh bắt, vận chuyển.
  1. Chăm sóc và quản lý.
Mùa vụ nuôi vỗ: Tại Nghệ An do thời tiết mùa đông lạnh kéo dài đến tháng 2 nên vụ chính bắt đầu nuôi tích cực từ tháng 2 – tháng 3, cho cá đẻ tháng 4 – tháng 5; vụ thu bắt đầu nuôi tích cực từ tháng 7 – tháng 8, cho đẻ tháng 9 – tháng 10. Giống sản xuất vụ thu có thể lưu giữ qua mùa đông để cung ứng sớm cho người nuôi từ đầu năm sau.
Thức ăn chủ yếu để nuôi vỗ cá bố mẹ chủ yếu là cá tạp. Thức ăn được đưa vào sàn ăn đặt cách mặt nước 15 – 20cm và cách bờ 50 – 60cm, cho cá ăn mỗi ngày 2 lần, khẩu phần ăn từ 3 – 4% trọng lượng cá trong ao. Mồi cho cá ăn không để ươn thối, mồi có kích thước lớn phải cắt nhỏ cho vừa miệng cá. Hàng ngày phải theo dõi mức độ ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, không để thức ăn dư thừa.
Thường xuyên theo dõi giữ môi trường nước ao không bị ô nhiễm, định kỳ 3 – 5 ngày thay 30 – 50% lượng nước trong ao (có thể cho nước lưu thông hàng ngày). Định kỳ 15 – 20 ngày xử lý môi trường nước ao bằng vôi bột ( 2,5 – 3kg/100m2 ao). Thường xyên theo dõi hoạt động của cá, sớm phát hiện bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.
Định kỳ mỗi tháng kiểm tra cá 1 lần để có chế độ chăm sóc hợp lý.
  1. Kỹ thuật chọn cá cho đẻ.
  1. Kỹ thuật chọn cá cho đẻ.
Chọn cá cái thành thục: Cá  cái thành thục có bụng lớn, mềm. Lỗ sinh dục tròn và hơi hồng, nằm sát với lỗ hậu môn. Trứng cá có đường kính 1,4 – 1,8mm, màu vàng sẫm, nổi trên mặt nước. Các vằn đen trên thân không hiện rõ.
Cá đực thành thục: Có các vạch màu đen sẫm trên thân từ vây ngực đến lỗ sinh dục hiện rõ hơn cá cái. Thân cá đực thon, dài, bụng nhỏ và cứng, lỗ sinh dục hẹp nhỏ và hơi lõm vào, tách xa lỗ hậu môn. Cá đực lớn trên 1kg có thể vuốt lườn bụng để kiểm tra tinh dịch nhưng có rất ít.
  1. Phương pháp cho cá đẻ.
    1. Cho cá đẻ tự nhiên trong ao.
Ao cho cá Lóc đen đẻ có diện tích từ 50 – 100m2, có độ sâu 0,3 m (chỗ nông) đến 1 m (chỗ sâu). Trong  ao thiết kế các tổ cho cá đẻ bằng lưới, cố định ở các góc ao, trong tổ thả bèo tây hoặc rau muống 40 – 50% diện tích. Phía trên tổ che mát bằng lá dừa hoặc lưới. Mật đổ thả cá cho đẻ 1cặp/2m2. Sau khi thả cá thì tạo dòng nước chảy nhẹ hoặc phun mưa nhân tạo để kích thích cá đẻ. Cá bắt đầu đẻ trứng sau khi kích thích từ 15 – 20 giờ tùy thuộc vào mức độ thành thục của cá, cá thường đẻ vào lúc sáng sớm. Khi cá đẻ ngưng phun mưa để không làm hỏng tổ trứng. Sau khi cá đẻ xong vớt trứng đưa vào ấp.
    1. Cho cá để bằng phương pháp tiêm kích dục tố.
Biện pháp này làm cho cá co thể đẻ đồng loạt để thu được một lượng cá bột lớn. Nhưng cũng tùy thuộc vào mức độ thành thục của cá bố mẹ và và kinh nghiệm lựa chọn của các nhà kỹ thuật. Cá chọn cho đẻ phải có buồng trứng phát triển ở giai đoạn IV thì thuốc kích dục tố mới phát huy tác dụng và đẻ có hiệu quả. Các chất kích thích sinh sản gồm có não thùy cá (Chép, mè…), HCG (Human Chỏionic Gonadotropin), liều lượng dùng như sau:
  • Não thùy cá:  Liều sơ bộ: 1 – 1,5mg/kg cá cái.
                     Liều quyết định: 6 – 8mg/kg, tiêm cách liều sơ bộ 8 giờ.
  • HCG:  Liều sơ bộ: 500UI/1kg cá cái.
          Liều quyết định: 1.200UI - 1.500UI/1kg, tiêm cách liều sơ bộ 12 giờ.
Cá đực chỉ sử dụng liều bằng 1/3 cá cái, tiêm 1 lần duy nhất cùng với liều quyết định của cá cái. Sau khi tiêm kích dục tố tiến hành kích thích nước liên tục cho đến khi cá đẻ. Cá bắt đầu đẻ sau khi tiêm lần quyết định 12 – 15 giờ, có khi cá đẻ rải rác 2 – 3ngày.
Chọn cá bố mẹ cho đẻ
  1. Kỹ thuật thu trứng và ấp trứng .
  1. Thu trứng cá đưa vào ấp.
Cá đẻ xong tiến hành thu vớt trứng để đưa vào ấp: Trứng cá sau khi đẻ nổi thành từng đám có sự liên kết xen lẫn với giá thể, dụng cụ để vớt trứng cá là bát nhựa, chậu nhựa có đường kính 15 - 30cm, khi vớt trứng tránh làm vỡ tổ sẽ  khó thu hết trứng. Trứng cá sau khi vớt được vệ sinh, vớt bỏ tạp chất và được đưa vào dụng cụ để ấp.
  1. Ấp trứng cá.
Dụng cụ để ấp trứng cá là thau nhựa (hoặc thau nhôm), bể xi măng. Mực nước ấp từ 30 – 50cm. Mật độ ấp trứng từ 20.000 – 30.000 con/m2 mặt nước bể ấp. Trong quá trình ấp thay nước 4 – 6 lần/ngày đêm, hoặc cho nước lưu thông nhẹ liên tục. Thường xuyên theo dõi, vớt bỏ những trứng bị ung (màu trắng đục). Ở nhiệt độ 28 – 30oC, sau 20 – 26 giờ trứng sẽ nở thành ấu trùng. Lúc này ấu trùng còn rất yếu và nổi trên mặt nước, dinh dưỡng bằng noãn hoàng cho đến ngày thứ 3 – thứ 4.
  1. Kỹ thuật ương nuôi cá giống.
  1. Ương cá hương trong bể xi măng.
Bể có diện tích 4-10 m2, nước sâu 0,5-0,6m; mật độ ương 1.000-1500con/m2. Tuần đầu cho cá ăn thức ăn là trứng nước (moina), sau đó cho ăn kèm trùn chỉ (0,5-1kg/10.000 con cá/ngày). Từ ngày thứ 10 tập cho cá chuyển sang ăn cá tạp xay nhuyễn, lượng thức ăn căn cứ vào sức ăn của cá để điều chỉnh cho đủ, không để dư thừa thức ăn sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm.
Thường xuyên thay nước, vớt bỏ thức ăn dư thừa và xác những cá con bị chết, loại bỏ những con cá yếu và nhiễm bệnh. 
Sau 15 ngày chuyển cá sang ương trong giai đặt trong ao.
  1. Ương cá hương lên cá giống trong giai.
Giai được đặt trong ao, kích thước 2-4 m2; mật độ ương 1.000 con/m2; thức ăn là cá xay (250g/1.000con), trộn thêm vitamin A, C, D, E (2 g/100kg thức ăn). Chú ý tăng dần thức ăn theo nhu cầu ăn của cá.
Trong giai thả một ít rau muống hoặc bèo lục bình (1/3 diện tích).; định kỳ 5-7 ngày thay 30-50% nước trong ao để giữ cho môi trường sạch, 2-3 ngày vệ sinh cọ rửa giai một lần. Mỗi tuần kiểm tra lọc chuyển những con cá vượt đàn sang giai khác và loại bỏ cá yếu.
Sau 25-30 ngày ương trong giai, cá có thể đạt kích cỡ 5-7cm đạt tiêu chuẩn thả nuôi thương phẩm.
Cá Lóc đen giống
  1. Phòng trị bệnh cho cá Lóc đen.
  1. Biện pháp phòng bệnh  chung.
Lóc đen là một trong những đối tượng nuôi dễ bị mắc bệnh, đặc biệt vào mùa đông, hay khi thời tiết thay đổi. Do cá Lóc đen là đối tượng phàm ăn, chủ yếu là nguồn thức ăn từ động vật, với lượng thức ăn hàng ngày lớn nên môi trường dễ bị ô nhiễm. Nên trong quá trình nuôi công tác quản lý giữ môi trường sạch là rất quan trọng.
Nguồn nước cung cấp phải sạch, cho cá ăn đủ lượng, đảm bảo chất, không để thức ăn dư thừa, không cho cá ăn thức ăn ôi thiu, định kỳ thay nước cho bể nuôi , ao nuôi.
  1. Phương pháp trị một số bệnh thường gặp.
2.1.Bệnh nhiễm khuẩn huyết.
Dấu hiệu: Cá giống bị bệnh sẫm màu ở vùng bụng, xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể, hoại tử vây, duôi, xuất hiện các vết thương ở lưng, các khối u trên bề mặt cơ thể, vảy dễ rụng, mắt lôi, mờ đục và phù ra, xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử.
Biện pháp điều trị:  Dùng thuốc tím (KmnO4) tắm cho cá, liều dùng 10ppm(10g/1m3 nước) đối với cá nuôi trong bể, xử lý lặp lại trong 3 ngày; kết hợp dùng thuốc kháng sinh trọng vào thức ăn cho cá:
+  Oxytetracyline: 60 mg / kg thể trọng của cá nuôi, cho ăn 5 - 7 ngày.
+  Streptomycin:   60 mg / kg thể trọng của cá nuôi, cho ăn 5- 7 ngày.
2.1.Bệnh nấm thủy my
Dấu hiệu:  Trên da cá xut hin nhng vùng trng xám, có nhng sợi nấm nh nhìn ging như sợi bông trên thân cá. Nhit độ nước 18- 250C, thích hp cho nm phát trin.
Tr bnh: Dùng dung dch Iodine 5%. NaCl 2,5% tắm cho cá trong thời gian 10-15 phút, hoặc 1-2‰ hoà trực tiếp vào bể nuôi (Cá ương trong bể được xử lý hằng ngày 1-2‰). Khi cá bị bệnh thì điều trị bằng phương pháp tắm cho cá dung dch KMnO4  10 ppm hoặc CuSO4  100 ppm  trong thời gian 15 phút./.



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn muốn biết thông tin về sản phẩm tôm giống của trung tâm?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay10,015
  • Tháng hiện tại418,157
  • Tổng lượt truy cập7,784,472
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây