Phòng bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm

Thứ tư - 08/02/2023 22:19 734 0
Phòng bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm

Tuy chỉ mới xuất hiện nhưng bệnh mờ đục (TPD) ở ấu trùng TTCT đã sớm trở thành mối đe dọa ngày càng tăng đối với nghề nuôi tôm ở Trung Quốc.

Nguyên nhân

Kết quả của các xét nghiệm phân tử cho thấy các cá thể bị bệnh trong các bể ương nuôi hậu ấu trùng bị ảnh hưởng bởi TPD đều âm tính với các bệnh chính của tôm nuôi, bao gồm hội chứng đốm trắng (WSSV), hoại tử cơ quan tạo máu (IHHNV), AHPND, vi bào tử trùng (EHP), virus đầu vàng (YHV), virus gây hội chứng Taura (TSV) và virus gây bệnh hoại tử cơ (IMNV).

Vi khuẩn ưu thế phân lập từ tôm bị nhiễm bệnh nặng được xác định là Vibrio parahaemolyticus theo nhiều xét nghiệm khác nhau. Do đó, loài V. parahaemolyticus mới này ( Vp -JS20200428004-2) được suy luận là tác nhân gây bệnh mờ đục ở tôm post.

 

Đặc điểm

Nguồn gốc: Kể từ tháng 3/2020, nhiều trường hợp TPD đã xảy ra ở một số loài ấu trùng TTCT tại các trại sản xuất giống ở các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, sau đó bệnh mới này bắt đầu lây lan sang các vùng nuôi tôm ở phía Bắc Trung Quốc thông qua việc vận chuyển tôm giống.

Tôm bệnh TPD (biểu thị bằng các mũi tên màu trắng) với gan tụy bất thường và hoại tử đường tiêu hóa. Ảnh: ST

Đối tượng cảm nhiễm: Trong nghiên cứu của FengYang và cộng sự 2021, bệnh TPD thường ảnh hưởng đến TTCT giai đoạn hậu ấu trùng 6 – 12 ngày tuổi với khả năng lây nhiễm rất cao. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 60% sau hai ngày phát hiện mầm bệnh, và thậm chí lên đến 90 – 100% vào ngày thứ ba.

 

Dấu hiệu

Ấu trùng tôm bị bệnh có các dấu hiệu lâm sàng giống nhau như: Gan tụy nhợt nhạt hoặc không màu và đường tiêu hóa trống rỗng, làm cho cơ thể trở nên trong suốt và mờ đi; do đó, những cá thể bị bệnh này được nông dân địa phương đặt tên là “ấu trùng trong suốt” hoặc “ấu trùng thủy tinh”. Số lượng lớn các cá thể tôm hậu ấu trùng bị chìm xuống đáy bể nuôi do bệnh gây ra sự giảm sút khả năng bơi lội.

 

Bệnh tích

Kiểm tra mô bệnh học của các cá thể bị nhiễm bệnh tự nhiên cho thấy rằng có sự hoại tử, cũng như bong tróc của các tế bào biểu mô xảy ra trong ống gan tụy và ruột giữa. Trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng, ít có sự hoại tử của các tế bào biểu mô ở ống gan tụy nhưng lại rất nghiêm trọng ở giai đoạn giữa. Các dấu hiệu điển hình của sự xâm nhập vi khuẩn đáng kể cả trong ống lumen của gan tụy và ruột giữa có thể được quan sát thấy trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính.

 

Phòng, trị bệnh

Đây là một mầm bệnh mới nổi do đó chưa có biện pháp phòng trị cụ thể. Tuy nhiên, một số người nuôi tôm ở Trung Quốc nhận thấy rằng việc xử lý nước trong bể nuôi bằng chất kháng khuẩn có thể làm giảm bệnh hậu ấu trùng trong suốt. Do đó, để phòng tránh bệnh, trong quá trình ương, người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, cụ thể:

– Tiến hành vệ sinh kỹ toàn bộ bể nuôi sau một chu kỳ sản xuất, phơi khô bể khoảng 10 ngày.

– Sử dụng bạt nhựa che đậy bể để ngăn chặn nguồn vi khuẩn lây lan trong không khí.

– Cấp nước đã được xử lý vào bể thông qua lưới lọc để tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn, vật chủ trung gian… có nguy cơ gây bệnh cho tôm giống.

– Thường xuyên kiểm tra tất cả các nguồn Vibrio bằng đĩa thạch TCBS, đây là bước có thể thực hiện để giảm số lượng vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống ương nuôi.

– Sử dụng tảo sạch và Artemia đã được tẩy vỏ, khử trùng, làm giàu thức ăn chính.

– Trong thời kỳ lột xác, bổ sung thêm khoáng vi lượng, Vitamin C, chế phẩm vi sinh vào khẩu phần ăn cho tôm nuôi.

– Chăm sóc cho ăn, quản lý môi trường ao nuôi tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho ấu trùng lột xác nhanh chóng.

– Định kỳ xiphong sạch đáy bể, loại bỏ thức ăn dư thừa, thay nước đúng quy định để giữ môi trường nuôi sạch sẽ, hạn chế tối đa dịch bệnh.

– Kiểm soát nhiệt độ nước bể nuôi trong khoảng 27 – 28oC.

– Quản lý sự phát triển của tảo.

– Khi phát hiện ấu trùng tôm bị bệnh cần phát hiện rõ nguyên nhân để thực biện pháp điều trị phù hợp.

 

>> Phân tích trình tự gen 16S rRNA cho thấy tất cả 10 chủng có ưu thế bao gồm JS20200428004-2 thuộc chi Vibrios có mức độ tương đồng cao với V. parahaemolyticus (99,93%). Việc xác định thêm phân loại vi khuẩn được thực hiện bằng kỹ thuật MLSA cho thấy chủng JS20200428004-2 là chủng gần nhất với V. Parahaemolyticus.

Thái Thuận

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn muốn biết thông tin về sản phẩm tôm giống của trung tâm?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Hôm nay7,541
  • Tháng hiện tại121,960
  • Tổng lượt truy cập9,935,561
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây