QUY TRÌNH Kỹ THUậT NUÔI BA BA GAI THƯƠNG PHẩM

Thứ tư - 11/01/2023 21:15 21.390 0
QUY TRÌNH Kỹ THUậT NUÔI BA BA GAI THƯƠNG PHẩM
 
Hiện nay, tại các thành phố lớn, ba ba đã trở thành một món ăn đặc trưng ở những nhà hàng sang trọng, rất được giới thực khách ưa chuộng. Giá ba ba thịt khoảng 300.000 - 400.000 đ/1kg. Vì thế, nhiều bà con nông dân đang có xu hướng đầu tư nuôi ba ba với hy vọng vươn lên làm giàu.
1. Đặc điểm sinh học của baba gai
Phân loại:
Lớp bò sát: Reptilia
       Bộ rùa: Chelonia
             Họ ba ba: Trionycidae
                    Loài: Ba ba gai (Palea steindachneri Siebenrock 1960): Phân bố ở Miền Bắc: Lai Châu, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An…
Tính ăn:
Ở môi trường tự nhiêm ba ba ăn chủ yếu động vật như: động vật phù du, công trùng, tôm tép, cua, cá. Khi nuôi ba ba chích ăn các con vật bắt đầu ươn thối, lúc ăn chúng thường tranh cướp mồi, ăn cả cám, bắp, khoai lang…
Chúng ăn khỏe vào mùa hè, lượng thức ăn bằng 3 – 5% trọng lượng thân. Mùa đông lạnh rét lượng thức ăn chỉ bằng 2 – 3% trọng lượng thân.
Ba ba có khả năng chịu đói, không có hành vi tấn công kẻ thù, lúc gặp địch hại chỉ trốn vào trong hang hay lặn xuống nước, chui vào bụi rậm co rụt đầu lại.
Sinh trưởng:
Ba ba là động vật lớn chậm, sức lớn liên quan chặt đến điều kiện môi trường như: thời tiết, nhiệt độ, chất lượng thức ăn…
Nuôi 1 năm thường lớn 0,8 – 1kg/con.
Nuôi 2 năm lớn 2,5 – 3kg/con. Có nguồn thức ăn đầy đủ và nuôi có kinh nghiệm có khi đạt cỡ 3kg – 4kg/con .
Từ tháng 4 – 11 là thời kỳ lớn nhanh.
Trong điều kiện nuôi cho ăn bằng cá mè băm nhỏ, ở nhiệt độ 25 – 28 oC, cỡ nuôi 100g/con, có thể tăng trọng 80 – 90g/con/tháng.
Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10 oC, sức ăn giảm, sinh trưởng chậm. Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng con cái lớn nhanh hơn con đực.
Sinh sản:
Mùa sinh sản chính: cuối xuân đầu thu. Thời gian ba ba đẻ ở miền Bắc từ tháng 4 – 9, đẻ rộ tháng 5,6,7 đôi khi hết tháng 10 dương lịch; Nhiệt độ đẻ thích hợp là: 25 – 32 oC.
Ba ba đẻ trứng trên cạn, thụ tinh trong. Đẻ rộ vào những ngày mưa to, sấm chớp nhiều. Muốn tìm trứng chỉ cần đi ven các bãi sông, ven đầm hồ, ao thấy rõ đất mới và các vết móng đào đất lấp ổ trứng mới đẻ của ba ba cái, lấy que nứa nhẹ nhàng lật những lớp đất mỏng phủ phía trên , thấy lỗ nhỏ, đường kính miệng 4 – 5cm, sâu 10 –15cm. Trứng xếp lần lượt từ đáy lên miệng, lúc mới đẻ thường dính vào nhau, vỏ hơi mềm. Đẻ xong ba ba bò xuống ở nơi gần nhất nghỉ và canh giữ, nhân dân ta thường nói là ba ba “ấp bóng”. Ba ba mẹ đẻ sau 5 – 7 ngày lại tiếp tục giao phối.
Cỡ 2.000g mỗi lứa đẻ 10 – 15 trứng. Cỡ 4.000 – 5.000g có thể đẻ 4 – 5 lứa trong 1 năm. Đường kính trứng cỡ lớn 17 – 20mm, nặng 6 – 6,5g/quả.
2. Điều kiện ao nuôi, bể nuôi
Để nuôi ba ba, đầu tiên phải chuẩn bị môi trường sống cho ba ba, đây là động vật thuộc lớp bò sát, bộ rùa, sống được cả trên cạn lẫn dưới nước, vì thế khu vực chăn nuôi nên chừa khoản bờ nhỏ để chúng có thể tiếp xúc với bùn đất để làm hang trú ẩn. Xây dựng ở chỗ yên tĩnh, không úng ngập, có điều kiện cấp-tiêu nước thuận lợi; cần có lưới rào để bảo vệ và tránh việc ba ba đi mất, ao nên có hình chữ nhật. 
- Diện tích: 200  - 1.000 m2, độ sâu 1,0 – 1,5 m; không nên xây dựng ao nuôi quá rộng sẽ khó quản lý;
- Đáy ao: Là đất thịt, đất cát pha hoặc đất thịt pha sét. Độ pH trong nước 7 – 8. Nên có độ nghiêng về phía tiêu nước 20-25%; đáy ao nên có lớp cát mịn dày 0,15 - 0,2m
- Bờ ao: Nên xây bằng gạch hoặc đá chắc chắn, không bị sụt lún, nứt vỡ. Khoảng cách từ mặt nước lên trên phải xây cao thêm 0,4 - 0,5m, trên đỉnh bờ có xây gờ rộng 10 - 15cm ngăn không cho ba ba bò lên. Xây 1 - 2 bậc mép bờ ao, đắp ụ nổi trong ao hoặc thả xuống giữa ao bè tre, bè gỗ cho baba phơi nắng. 
- Nguồn nước: Nước trong ao nuôi ba ba phải sạch sẽ, đã được tiêu diệt mầm bệnh trước khi thả.
- Nhiệt độ nước: Ba ba phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ từ 25 – 30 oC, nếu dưới 20 oC hoặc trên 32 oC sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến chúng ăn kém, sinh trưởng chậm.
Trước khi thả giống cần cải tạo ao: tháo, bơm hút cạn, xử lý đáy ao bằng vôi bột 7-10kg/100m2       phơi đáy ao 3 - 5 ngày        cấp nước vào ao qua lưới lọc.
3. Chọn giống ba ba gai 
Ba ba gai trên mai có nhiều nốt gai sần, dùng tay sờ vào mai sẽ thấy nhám tay, càng về phía cuối mai những nốt sần gai càng nhiều và nổi rõ.
Yêu cầu khi chọn giống:
- Lựa chọn giống nuôi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,.
- Con giống phải khỏe mạnh, không bị trầy xước, kích cỡ đồng đều. 
- Loại bỏ những con dị tật, dị hình hoặc mù mắt. 
- Cỡ giống 80 –100g/con
4. Thời vụ thả giống, mật độ nuôi
Mùa vụ thả thích hợp từ tháng 2 – tháng 3 hàng năm.
Mật độ nuôi: 1 – 3 con/m2
5. Thức ăn của ba ba:
- Thức ăn tươi sống: Bao gồm các loại cá biển nhạt, cá tạp, tôm, tép; côn trùng như nhộng tằm, giun đất, giun quế; phế phẩm từ các lò mổ gia súc gia cầm...
- Thức ăn khô: tôm, cá… nhạt phơi khô: cho ăn kèm thức ăn tươi hàng ngày hoặc dự trữ cho ăn khi thiếu thức ăn tươi.
- Thức ăn chế biến hoặc thức ăn viên công nghiệp: có hàm lượng đạm  ≥ 43% Protein.
Cách chế biến thức ăn:
Thức ăn tươi sống phải rửa sạch, đảm bảo không bị nhiễm bệnh, không ôi thiu ẩm mốc. 
Đối với các loại thức ăn nhỏ, vừa miệng thì cho ba ba ăn cả con. Còn thức ăn có kích thước lớn thì phải được băm nghiền nhỏ bằng máy nghiền cua ốc .
Đối với nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp, có thể phối trộn theo tỉ lệ nhất định, sau đó có thể đem nấu chín cho ba ba ăn hoặc dùng máy ép cám viên để ép cám có thành phần dinh dưỡng và hàm lượng đạm tương đương với cám công nghiệp. Công thức, tỉ lệ phối trộn nguyên liệu như sau:
 Nguyên liệu               Tỉ lệ (%)
 Bột ngô 20
 Cám gạo 30
 Bột đậu tương                                 20
 Bột cá nhạt 30
 Tổng 100%
Cách cho ăn, khẩu phần thức ăn:
Khẩu phần thức ăn 2 - 5 %, khi thời tiết mát mẻ, có thể tăng khẩu phần thức ăn lên khoảng 5% tổng trọng lượng trong ao nuôi. Thời tiết nắng nóng thì giảm xuống còn 2 - 3% tổng trọng lượng trong ao nuôi.
Tập thói quen cho ba ba ăn tại một địa điểm, nên cho ăn trên bờ hoặc làm sàn cho ăn, không nên thả thức ăn xuống ao sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Thường xuyên theo dõi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, không để thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường.
Cho ba ba ăn nhiều giun quế, giun đất sẽ kích thích chúng tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, kháng bệnh tốt.
6. Chăm sóc ao nuôi
Chú ý thay nước ao nuôi vào mùa hè để nước ao luôn sạch sẽ. mỗi ngày thay từ 20 - 50% lượng nước trong ao.
Nếu có thức ăn thừa thì nên dọn dẹp tránh để sinh mầm bệnh. 
Nên làm giàn che nắng, che mưa cho ba ba. 
Ba ba luôn tìm cách trốn thoát ra ngoài, vì vậy bờ kè ao cần được xây dựng chắc chắn, kiểm soát mực nước, đặc biệt là sau khi mưa.
7. Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở baba 
  1. Biện pháp phòng bệnh:
Thường xuyên theo dõi, chất lượng nước trong ao nuôi để thay nước ao đảm bảo nguồn nước luôn sạch sẽ không gây mầm bệnh.
Nếu trong ao nuôi có những con bị bệnh cần phải bắt lên, nuôi riêng biệt, sử dụng thuốc điều trị. 
Trước mỗi mùa vụ, ao nuôi phải được cải tạo đúng quy trình kỹ thuật.
Một số bệnh thường gặp và các chữa trị 
Bệnh sưng cổ:
Triệu chứng: Cổ ba ba bị sưng, không thể rụt vào bên trong mai. 
Cách trị bệnh: Sử dụng thuốc Clorocid/ Sulfamid trộn với thức ăn. Ngày đầu tiên 0,2g thuốc/1kg thức ăn, hai ngày sau 0,1 thuốc/1kg thức ăn cho chúng ăn liên tục 3 ngày. 
Bệnh nấm thủy mi
Cổ và chân có những vùng bị xám trắng, ở khu vực đó có sợi nấm mềm. Khi phát triển mạnh, sợi nấm sẽ lên thành bụi trắng dễ quan sát. Bệnh này khiến chúng bị lở loét, lâu dần sẽ chết, tỷ lệ chết đến 40%.
Nấm thủy mi phát triển ở nhiệt độ nước 18 - 25 0C, vào thời điểm mùa đông, mùa xuân.
Chữa trị bằng Trichloroisocyanuric Acid (viên sủi TCCA); liều dùng: 1 - 1.6g/m3 dùng khoảng 3 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày. 
Bệnh viêm loét do vi khuẩn gây ra:
Nguyên nhân do mật độ nuôi dày, nước ao bẩn. 
Chúng có thể bị viêm loét ở cổ, chân, đầu, miệng. Một số con bị nặng thì vết lở loét còn bị đóng kén, xuất huyết. Ngoài ra có biểu hiện kén ăn, cụt móng chân, mắt đỏ, cơ thể mềm nhũn, khi bị lật ngửa cũng không có đủ sức lật lại… Lâu ngày không được chữa trị thì ba ba sẽ chết.
Chữa bệnh: Sử dụng thuốc kháng sinh Rifampicin trộn với mỡ lợn để bôi lên vị trí bị lở loét, giữ con bị bệnh đó trên cạn khoảng 30 - 60 phút để thuốc khô lại sau đó thả xuống nước. Bôi thuốc khoảng 7 ngày: ngày đầu dùng 100mg/1kg, từ ngày 2 - 7 dùng 50mg/1kg.
8. Thu hoạch và vận chuyển 
Tốc độ lớn của ba ba phụ thuộc kỹ thuật nuôi và điều kiện môi trường nuôi. Từ cỡ giống 80 – 100g/con, sau khi nuôi 8 – 10 tháng, ba ba hoa có thể đạt cỡ 0,6 – 1,2kg/con.
Mùa vụ thu hoạch ba ba là tháng 11, 12 vì giai đoạn này thời tiết lạnh chúng đã bắt đầu kén ăn, bỏ ăn. Khi thu hoạch, nên tháo, hút cạn nước ao, chặn ở lối thoát nước. 
Trong quá trình thu hoạch nên giữ lại những con nhỏ để nuôi tiếp đạt kích cỡ thu hoạch và những con cỡ lớn khỏe mạnh nhất để chúng đẻ trứng chủ động con giống cho vụ nuôi tiếp theo. 
Vận chuyển: Để tránh Ba ba cắn nhau nên cho mỗi con vào một túi lưới, hoặc túi vải mềm mịn, xếp vào thùng xốp hoặc sọt thoáng có lỗ thông; lót bèo giữ ẩm, xếp một lớp bèo +  một lớp ba ba.  
 
Baba giống 
http://files.hoinongdan.org.vn/Article/thao/2017/06/29/1-ba-ba8693947.jpg
Baba thương phẩm
 
 

Tác giả bài viết: Trần Văn Võ

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn muốn biết thông tin về sản phẩm tôm giống của trung tâm?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay5,750
  • Tháng hiện tại99,132
  • Tổng lượt truy cập10,579,090
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây