Quảng Ngãi: Hỗ trợ nuôi thủy sản trong lòng hồ chứa

Thứ hai - 04/09/2023 23:17 318 0

Theo Sở NN&PTNT Quảng Ngãi, hàng năm tỉnh có khoảng 940 ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt, trong đó khoảng 800 ha nuôi hồ chứa, còn lại là ao hồ nhỏ. Sản lượng thủy sản nuôi từ các hồ chứa khoảng 1.700 tấn/năm. Bên cạnh đó, một số người nuôi còn tận dụng được lợi thế từ nguồn mặt nước dồi dào của các hồ chứa để phát triển theo hướng nuôi trồng kết hợp với các hoạt động du lịch, dịch vụ, vừa đảm bảo được sự phát triển bền vững môi trường sinh thái ở các hồ chứa, vừa mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân.

Nuôi thủy sản quảng canh trong lòng hồ chứa tại Quảng Ngãi cần phù hợp với cơ cấu ngành nông nghiệp. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, hiện nay việc nuôi thủy sản trong hồ chứa trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, như: nuôi manh mún, nhỏ lẻ, việc quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong hồ chứa chưa hợp lý; người dân địa phương đa phần là các vùng núi, kinh tế khó khăn nên khả năng đầu tư sản xuất thấp, thiếu đồng loạt; chưa tận dụng, khai thác hết tiềm năng, lợi thế mặt nước và diện tích hiện có một cách hiệu quả, bền vững.

Chính vì thế, việc kế hoạch hỗ trợ phát triển nuôi thủy sản quảng canh trong lòng hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được phê duyệt là rất cần thiết, phù hợp với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

Mục tiêu của Kế hoạch này là hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ chứa thủy lợi, thủy điện theo định hướng, quy hoạch phát triển thủy sản và không làm ảnh hưởng đến các mục đích khác. Đồng thời, khuyến khích, hỗ trợ người dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt và sử dụng hiệu quả mặt nước hồ, đập nuôi thủy sản kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm tạo ra vùng nguyên liệu cung cấp cho nhu cầu thực phẩm tại chỗ và các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường, cũng như cung cấp cho chế biến thủy sản.

Đối tượng thủy sản được nuôi thả thuộc danh mục được phép sản xuất, kinh doanh theo quy định, bao gồm các đối tượng truyền thống như cá trắm, cá trôi, mè, chép, diếc… và đối tượng có giá trị kinh tế như: cá thát lát, lăng nha, bống tượng, bình, trắm đen…

Việc hỗ trợ này sẽ áp dụng đối với các hợp tác xã, tổ hợp tác có hoạt động nuôi trồng thủy sản, tổ chức cộng đồng đã được công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định. 

Điều kiện để được hỗ trợ là các đơn vị, tổ chức này đã được công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định tại Điều 10 của Luật Thủy sản hoặc đã được cấp có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản theo quy định. Đồng thời, có phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lý, có thái độ hợp tác và trung thực trong báo cáo nhằm thúc đẩy hoạt động nuôi thủy sản ở địa phương phát triển. Mỗi tổ chức sẽ được hỗ trợ 100% chi phí mua con giống 1 lần/5 năm. Tổng nhu cầu vốn của Kế hoạch này đến năm 2030 là 16,8 tỷ đồng.

PV

Nguồn tin: thuysanvietnam.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn muốn biết thông tin về sản phẩm tôm giống của trung tâm?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay6,449
  • Tháng hiện tại144,214
  • Tổng lượt truy cập10,421,606
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây