1. Xuất xứ quy trình.
Quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo giống cá Vược (Lates calcarifer Block) được biên soạn dựa trên kết quả thực hiện dự án khoa học công nghệ NTMN: Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng mô hình sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá Vược (Lates calcarifer Bloch) tại Nghệ An”, do Trung tâm giống thủy sản Nghệ An chủ trì thực hiện.
2. Đối tượng và phạm vi áp dụng.
2.1. Đối tượng áp dụng: Quy trình này quy định trình tự, nội dung và yêu cầu kỹ thuật để nuôi thương phẩm cá Vược (Lates calcarifer Block) trong ao quy mô công nghiệp.
Hình 1: Cá Vược giống
2.2. Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các cơ sở, hộ dân nuôi thủy sản mặn lợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An đủ điều kiện để nuôi thương phẩm cá Vược.
3. Nội dung quy trình kỹ thuật.
3.1. Kỹ thuật tuyển chọn, thuần hóa và vận chuyển cá Vược giống.
a) Tuyển chọn cá giống:
Nguồn cá giống sản xuất nhân tạo được tuyển chọn từ các Trại ương nuôi giống. Việc chọn lựa được đàn cá giống có chất lượng tốt là yếu tố quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Cá giống đưa vào nuôi thương phẩm cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Cá khoẻ mạnh, bơi lội nhanh nhẹn, vây, vẩy đầy đủ.
- Màu sắc tươi sáng, không bị nhiễm các mầm bệnh.
- Kích cỡ đồng đều, chiều dài thân đạt 8 - 10 cm/con.
- Con giống được kiểm định, kiểm dịch và có kết quả sạch bệnh.
b) Thuần hoá cá giống.
- Cá giống được tuyển chọn trong Trại giống có chiều dài trên 8 cm. Dùng rổ lọc phân cỡ cá để đảm bảo đàn cá giống có kích cỡ đồng đều, chênh lệnh về chiều dài nhỏ hơn 1.0 cm, cho cá vào bể ương riêng. Kiểm tra các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi thương phẩm như: Độ mặn, pH nước… Từ đó, điều chỉnh môi trường trong bể ương cho thích hợp gần giống với điều kiện môi trường ao nuôi, chênh lệnh độ mặn thấp hơn 5‰.
- Đối với mô hình nuôi nước ngọt: Chọn cá giống có kích cỡ đồng đều, cấp nước ngọt vào bể cho chảy tràn, mỗi ngày hạ độ mặn giảm 3 - 5‰. Sau 5 - 7 ngày, độ mặn giảm về 0 - 1‰, tiến hành vận chuyển cá thả vào ao nuôi.
c) Vận chuyển cá giống:
Cá giống sau khi được tuyển chọn, thuần dưỡng, tiến hành kiểm tra, đếm số lượng chính xác trước khi vận chuyển. Không cho cá ăn trước khi vận chuyển 12 - 24 giờ, sử dụng nguồn nước sạch để đóng cá vận chuyển.
Sử dụng túi ni lông 40 x 60 cm để đóng cá. Tuỳ thuộc vào thời gian vận chuyển để bố trí mật độ thích hợp cụ thể:
Bảng 1: Thông số kỹ thuật vận chuyển cá Vược giống
TT |
Chiều dài cá (cm) |
Số cá giống/túi ni lông |
Nhiệt độ nước (0C) |
Thời gian vận chuyển (giờ) |
Tỉ lệ sống (%) |
1 |
3 - 4 |
600 |
20 - 22 |
6 - 12 |
> 98 |
2 |
4 - 5 |
400 |
20 - 22 |
6 - 12 |
> 98 |
3 |
5 - 6 |
350 |
20 - 22 |
6 - 12 |
> 98 |
4 |
6 - 8 |
300 |
20 - 22 |
6 - 12 |
> 98 |
5 |
8 - 10 |
250 |
20 - 22 |
6 - 12 |
> 98 |
6 |
> 10 |
200 |
20 - 22 |
6 - 12 |
> 98 |
Mỗi túi ni lông 40 x 60 cm cho khoảng 15 lít nước, bơm ôxy tinh khiết, cho vào thùng xốp đóng kín. Nếu quãng đường ngắn, số lượng cá ít có thể dùng xe máy vận chuyển, với số lượng lớn, quãng đường xa thì phải sử dụng ô tô, máy bay để vận chuyển.
3.2. Lựa chọn ao nuôi:
- Chọn ao nuôi trong vùng nuôi thuỷ sản đảm bảo nguồn nước mặn, lợ, ngọt quanh năm. Nguồn nước không bị ô nhiễm bởi các nguồn nước thải công nghiệp, sinh hoạt, có giao thông, điện lưới thuận lợi.
- Ao nuôi nên có hình chữ nhật, diện tích 2.000 – 3.000 m2/ao là hợp lý để dễ đầu tư, chăm sóc, quản lý.
- Các yếu tố thuỷ lý thuỷ hoá đảm bảo các thông số kỹ thuật.
Bảng 2: Các thông số kỹ thuật của môi trường ao nuôi.
Các thông số kỹ thuật |
Phạm vị cho phép |
Tối ưu |
Độ mặn |
0 - 35 |
10 - 20 |
pH nước |
4 - 9 |
7.5 - 8.5 |
Nhiệt độ |
15 - 35 |
28 - 32 |
Oxy hoà tan |
4 - 9 |
5 - 7 |
- Ao nuôi có hình chữ nhật hoặc hình vuông. Diện tích trên 1.000m2, tốt nhất từ 3.000 - 5.000 m2. độ sâu mực nước > 1,2 m, mỗi ao có cống cấp thoát riêng biệt, khẩu độ cống 0,6 - 1.0 m.
3.3. Chuẩn bị ao nuôi:
- Cải tạo ao: Trước vụ nuôi cần tiến hành tháo cạn nước, loại bỏ các chất thải từ các vụ nuôi trước, phơi khô đáy ao. Kiểm tra độ chua (độ pH) của đất để bón vôi diệt khuẩn và đảm bảo độ pH đất > 5.0.
Bảng 3: Lượng vôi bón cải tạo ao theo độ chua của ao nuôi
TT |
Độ pH của đất |
Lượng vôi (kg/ha) |
Ghi chú |
1 |
< 4 |
3.000 - 3.500 |
|
2 |
4 - 5 |
2.000 - 2.500 |
|
3 |
5 - 6 |
1.000 - 2.000 |
|
4 |
> 6 |
800 - 1.000 |
|
- Cấp nước: Chọn những ngày có con nước cường thì lấy nước vào ao nuôi, nguồn nước được lấy qua cống có lưới lọc, tốt nhất lấy qua ao chứa, xử lý và cấp vào ao nuôi.
- Gây màu nước: Gây màu nước nhằm bảo đảm lượng thức ăn tự nhiên khi cá còn nhỏ. Mặt khác, tạo cho yếu tố môi trường luôn ổn định. Dùng Đạm Urê + Lân (có thể dùng phân NPK với lượng 5 -10 kg/ha dùng 2 lần/tuần trong tháng nuôi đầu tiên. Từ tháng thứ 2 trở đi không cần gây màu nước cho ao nuôi.
3.4. Thả giống:
Khi chuẩn bị xong nguồn nước trong ao nuôi, tiến hành thả giống. Bao ni lông vận chuyển giống được ngâm trong thời gian 10 - 20 phút, mở miệng bao cho cá giống bơi từ từ ra ngoài. Kiểm tra tỷ lệ sống để biết chính xác số lượng cá trong ao nuôi.
- Kích cỡ giống thả: Nên thả kích cỡ 8 - 10 cm/con để đảm bảo tỷ lệ sống.
- Mật độ thả giống: Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, mức đầu tư của từng mô hình nuôi để bố trí mật độ thả giống phù hợp.
Thông thường, nuôi theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp tỷ lệ sống đạt 70 - 80%. Nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến tỷ lệ sống đạt 50 - 60%.
Bảng 4: Mật độ thả giống theo các hình nuôi.
TT |
Hình thức nuôi |
Mật độ thả (con/m2) |
Thức ăn sử dụng |
Số lần cho ăn (lần/ngày) |
1 |
Công nghiệp |
1.5 - 2.0 |
Công nghiệp |
2 |
2 |
Bán công nghiệp |
1.0 - 1.5 |
Công nghiệp + cá tươi, Rô phi |
2 |
3 |
Quảng canh cải tiến |
0.5 - 1.0 |
Cá tươi, rô phi |
1 |
4 |
Quảng canh |
0.2 - 0.5 |
Cá tươi, rô phi |
1 |
3.5. Thức ăn và cách cho ăn:
a) Thức ăn:
- Cá Vược là loài ăn dữ, thích ăn mồi tươi, sống. Vì vậy, các loài cá tạp từ biển, cá giống nước ngọt là nguồn thức ăn thích hợp cho cá. Tuy nhiên, khi nuôi theo mô hình công nghiệp, mật độ từ 1 - 2 con/m2 trở lên thì cho ăn cá tạp rất dễ ô nhiễm môi trường ao nuôi, hệ số chuyển đổi cao ( PCR = 8 - 10), không chủ động. Hiện nay, các mô hình nuôi công nghiệp người ta thường sử dụng thức ăn công nghiệp để thay thế.
- Thức ăn công nghiệp chuyên dùng cho cá Vược có độ đạm trên 40%. Các cỡ thức ăn được ký hiệu từ S1 đến S6 phù hợp cho từng giai đoạn ương. Dùng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi để kiểm soát được lượng thức ăn, theo dõi được quá trình bắt mồi của cá.
Hệ số thức ăn chuyển đổi: + Thức ăn công nghiệp 1.8
+ Thức ăn cá tạp: 7
b) Cách cho ăn:
- Đối với cá tạp: Giai đoạn cá còn nhỏ cần hấp chín, loại bỏ xương và cho cá ăn tại một số vị trí nhất định thông qua các sàng ăn.
- Đối với thức ăn công nghiệp: Tập cho cá ăn từ giai đoạn ương trong Trại giống. Trong ao nuôi dùng thức ăn viên nổi để quản lí lượng thứcăn chính xác.
c) Thời gian và số lần cho ăn:
- Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần: Buổi sáng: 8 - 9 giờ, buổi chiều: 3 - 4 giờ.
- Lượng cho ăn: + Đối với thức ăn công nghiệp: 3 - 5% trọng lượng thân.
+ Đối với thức ăn cá tạp: 5 - 7% trọng lượng thân.
- Bổ sung các khoáng chất, vitamin tổng hợp để phòng trị bệnh cho cá.
3.6. Chế độ thay nước:
- Định kỳ 10 - 15 ngày thay 40 - 50% nước trong ao nuôi, khi cá lớn, lượng cho ăn nhiều cần thay nước nhiều hơn. Kết hợp dùng các chế phẩm sinh học đánh vào ao nuôi 1 lần/ tuần để đáy ao luôn sạch. Nếu có điều kiện tốt nhất cho nước luân chuyển thường xuyên trong ao để nguồn nước luôn trong sạch.
Bảng 4: Một số vi sinh xử lý môi trường ao nuôi thường dùng.
TT |
Tên thương mại |
Thời gian dùng |
Liều lượng |
Ghi chú |
1 |
Pond clear |
1 tuần/lần |
1 kg/ha |
Có thể dùng kết hợp nhiều loại vi sinh khác nhau trong cùng một vụ nuôi. |
2 |
Aqua Pond |
1 tuần/lần |
1 kg/ha |
3 |
Verona S |
1 tuần/lần |
1 kg/ha |
4 |
Bio clean |
1 tuần/lần |
1 kg/ha |
Hàng ngày cần theo dõi các yếu tố như: nhiệt độ, pH, Oxy hoà tan, độ mặn ghi nhật ký đầy đủ để điều chỉnh kịp thời khi có sự cố xảy ra.
4. Kỹ thuật phòng và trị một số bệnh thường gặp trong nuôi thương phẩm cá Vược.
Trong nuôi cá vược thương phẩm thường xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm từ ký sinh trùng, vi khuẩn, virus và nấm gây ra. Nguyên nhân gây chết cho cá còn co thể do một số yếu tố môi trường, sự suy dinh dưỡng do không cung cấp đầy đủ thức ăn. Vì vậy, công tác quản lý phòng bệnh cá thực hiện dễ dàng ít tốn kém và đạt hiệu quả cao. Trong nuôi thương phẩm cá Vược thường gặp một số bệnh sau:
4.1. Bệnh do virus.
a) Bệnh bạch cầu
- Thường xuất hiện trong ương cá giống giai đoạn 5 - 7 cm. Bệnh biểu hiện ở bên ngoài da cá, có hình hoa cải.
b) Bệnh hội chứng lở loét.
Bệnh do Rhabdovirus, virus gây ra qua đường tiêu hoá, xâm nhập qua vết thương ở mang, mắt. khi mắc bệnh trên thân cá xuất hiện nhiều đoám xuất huyết nhỏ, gây tổn thương đến các phần phụ bộ trên thân cá dẫn đến cá bỏ ăn và chết sau 7-10 ngày.
c) Bệnh hoại tử thần kinh:
Bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi Nadovirus tác động vào hệ thần kinh và gây chết hàng loạt. khi mắc bệnh thân cá chuển màu đen sẫm, bênh lây qua niêm mạc và mũi, qua các vết thương.
4.2. Bệnh do vi khuẩn và nấm:
Hầu hết bệnh vi khuẩn xẩy ra do tác động qua lại giữa mầm bệnh, cá và sốc do môi trường. Bệng thường xuất hiện trên da, một số bệnh sống trong co thể khi môi trường xấu sẽ phát triển và gây chết cho cá.
a) Bệnh nhiễm khuẩn do Aeromonas
Aeromonas spp. là vi khuẩn sinh sản trong môi trường nước. khi môi trường xấu, cá bị sốc thì chúng sẽ phát triển mạnh và gây xuất huyết cho cá và gây tử vong cao.
b) Bệnh do vi khuẩn Vibrio
Nhóm vi khuẩn Vibrio gây truyền nhiễm chung cho các loài cá nuôi. Các loài giáp xác, nhuyễn thể là tác nhân cơ hội khi vật nuôi bị sốc do môi trường thây đổi. Khi bị bệnh cá bỏ ăn và thân chuyển màu nâu sẫm, xung huyết ở các vây, có đốm xuất hiện trên cơ thể.
c) Bệnh do nhóm vi khuẩn hình trụ
Bệnh do vi khuẩn hình trụ Plexibacter co lumnaris gây ra khi nuôi trong môi trường có độ mặn thấp. Biểu hiện bênh là xuất hiên các vết thương dạng yên ngựa ở giữa cơ thể cá. Vết thương xuất hiện đối xứng hai bên cơ thể có dạng dĩa màu vàng nhạt và biến màu đen ăn sâu vào da cá.
d) Bệnh do nhóm vi khuẩn Streptococus
Vi khuẩn có dạng hình cầu, gây tổn thương lớn ở cá, vi khuẩn thường xâm nhậm vào cá qua đường tiêu hoá, qua vết thương ở da, mang… khi cá mắc bệnh thường bỏ ăn, bơi vòng tròn, xuất huyết ở mắt và các gốc vây.
e) Bệnh do nấm
Đây là bệnh truyền nhiễm xẩy ra riêng lẻ hoặc ghép với virus hoặc vi khuẩn. Vì vậy cần phòng bệnh là chính như: Cải tạo ao đầm tốt, chọn cá giống khoả mạnh, quản lý cao nuôi chặt chẽ, bổ sung các chất đề kháng cho cá.
g) Bệnh do nguyên sinh động vật.
Nguyên sinh động vật, chủ yếu gây bệnh và gây chết hàng loạt cho cá là tiêm mao trùng Ichthyophphthirius và một số loài thuộc ký sinh trùng, chúng thường lây qua co đường nước. /chúng xâm nhập vào cá khi cá bị tổn thương, chúng tiết chất độc, làm tắc nghẽn mạch máu, hút dưỡng chất…cá bơi lội mất thăng bằng, bỏ ăn , chuyển màu và chết
4.3. Chẩn đoán và điều trị bệnh.
Kiểm soát bệnh cá phụ thuộc vào việc kết hợp ba yếu tố: Chẩn đoán, phòng và trị bệnh. Việc kiểm soát bệnh có hiệu quả khi kết hợp được cả ba yếu tố trên.
a) Chẩn đoán và phòng bệnh.
Phòng bệnh là biện pháp quan trọng trong kiểm soát dịch bệnh cá, bao gồm:
- Xử lý, cải tạo ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật
- Giữ môi trường nước tốt, không để cá bị sốc, loại bỏ chất thải.
- Chọn cá giống khoẻ mạnh, không bị bệnh
- Kiểm tra chất lượng con giống trước khi thả nuôi.
- Thả giống với mật độ thích hợp, kích cỡ đồng đều.
- Cho cá ăn thức ăn đầy đủ số lượng và chất lượng…
- Bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất trong quá trình nuôi giúp cá tăng sức đề kháng.
b) Điều trị bệnh.
Khi cá bị bệnh, ngoài việc áp dụng phương pháp phòng bệnh nêu trên cần sử dung một số thuốc, hoá chất trị bệnh.
TT |
Dịch bệnh |
Nguyên nhân |
Cách chữa trị |
1 |
Cá sình bụng, bỏ ăn |
|
Formalin 30ppm, trong 24 giờ |
2 |
Cơ thể đen, phân trắng |
|
Formalin 100ppm trong 15 -20 phút, Tetracylin 30ppm 24giờ. |
3 |
Đốm trắng do vi khuẩn |
Crytocaryon irritans, Ichthyophtyyrius |
Formalin 200ppm 30-60 phút, thay nước 30 - 40% |
4 |
Mòn vây, đốm đỏ |
Aeromonas |
Dùng Tetracylin 25mg/kg tắm cho cá trong 1-2 giờ |
TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN NGHỆ AN