QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG NGAO HAI CỒI (Tapes dorsatus - Lamarck, 1818) PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN NGHỆ AN
Thứ tư - 11/01/2023 21:141.0300
A - XUẤT XỨ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG QUY TRÌNH. I - Xuất xứ quy trình. Quy trình kỹ thuật sản xuất giống Ngao hai cồi (Tapes dorsatus – Lamarck,1818)phù hợp với điều kiệnNghệ An được Trung tâm giống thủy sản Nghệ An chủ trì biên soạn dựa trên kết quả thực hiện chuyên đề: “Ứng dụng công nghệ hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống Ngao hai cồi (Tapes dorsatus - Lamarck, 1818) tại Nghệ An”, do Trung tâm giống thủy sản Nghệ An chủ trì thực hiện. II - Đối tượng và phạm vi áp dụng. 1. Đối tượng áp dụng: Quy trình này quy định trình tự, nội dung và yêu cầu các khâu kỹ thuật sản xuất giống Ngao hai cồi tại Nghệ An.
2. Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản mặn lợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An. B - NỘI DUNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG NGAO HAI CỒI. I - Yêu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thật và thiết bị 1. Hạ tầng trại sản xuất giống Ngao hai cồi. Cơ sở hạ tầng Trại sản xuất giống Ngao hai cồi có diện tích phù hợp để bố trí các hạng mục chính: bể lắng, bể chứa và bể xử lý nước thải; khu lưu trữ, sản xuất tảo thuần đơn bào; bể sản xuất tảo sinh khối tự nhiên; bể nuôi vỗ ngao bố mẹ, ương nuôi ấu trùng và giống cấp I. a) Bể lắng, bể chứa và xử lý nước thải Diện tích cần để xây dựng hệ thống bể phục vụ sản xuất giống Ngao hai cồi chiếm khoảng 40% tổng diện tích Trại sản xuất và được chia làm các hàng mục như sau: - Bể chứa, bể lắng lọc nước: Chiếm 25% diện tích so với tổng diện tích bố trí xây dựng bể, bố trí gần nguồn nước cấp để lắng và chứa nước biển tối thiểu từ 5 - 7 ngày trước khi cấp vào hệ thống trại sản xuất phục vụ sản xuất. - Bể xử lý nước thải: Có diện tích chiếm 15% so với tổng diện tích dùng để xây dựng hệ thống bể, dùng để chứa, xử lý nước thải trong quá trình sản xuất trước khi xả thải ra môi trường ngoài. b) Khu lưu trữ, sản xuất tảo thuần đơn bào - Diện tích chiếm 2% tổng diện tích trại sản xuất ngao giống. Tảo được lưu trữ và sản xuất sinh khối trong các bể nhựa tròn có diện tích 500 lít hoặc treo các túi nilon 20 lít, 50 lít trong mái che sáng màu, ánh sáng tự nhiên có thể xuyên qua. c) Bể kích thích sinh sản ngao: - Thể tích bể kích thích cho ngao sinh sản từ 10 - 20 m3, độ sâu 1 - 1,2 m được da trơn mịn, có thể bố trí 1 - 2 bể tuỳ theo công suất sản xuất, số lượng bể ương ấu trùng, mỗi bể bố trí 4 đá sục khí đều nhau. - Bể nuôi vỗ bố mẹ, ương ấu trùng D-veliger và giống cấp I Diện tích chiếm 50% tổng diện tích trại sản xuất ngao giống: + Bể nuôi vỗ: Diện tích 7 - 10 m2, độ sâu 1,2m. Đáy được phủ lớp cát mịn (cỡ 0,04 - 0,06mm), dày 20 - 25 cm. Được bố trí sục khí đầy đủ. + Bể ương nuôi ấu trùng D-veliger và giống cấp I: Diện tích 7 - 10 m2/bể (chiếm khoảng 40% diện tích), độ sâu 1,2 m. Bể được bố trí sục khí đầy đủ. Toàn bộ hệ thống bể được bố trí theo sơ đồ như sau: Hình 1: Sơ đồ bố trí các hạng mục công trình Trại sản xuất giống Ngao hai cồi
Khu lưu trữ và sản xuất sinh khối tảo thuần
Bể lắng, chứa nước
Bể nuôi vỗ ngao bố mẹ
Bể ương ấu trùng D-veliger
Bể ương ngao giống cấp I
Bể chứa nước thải
Bể SX sinh khối tảo tự nhiên
Nguồn nước biển cấp vào sản xuất 2. Thiết bị, máy móc Thiết bị, máy móc dùng trong sản xuất ngao giống gồm: máy bơm nước, máy nén khí, bể lọc nước, thiết bị lọc nước, túi lọc nước và vợt lọc ấu trùng. - Thiết bị lọc nước: Cỡ lọc 1 - 2 µm dùng để lọc nước lưu trữ tảo thuần và cỡ 5 - 10 µm dùng để lọc nước ương ấu trùng D-veliger. - Túi lọc nước: Cỡ lọc 5, 10, 20 µm dùng để lọc nước ương ấu trùng D-veliger và giai đoạn đầu ấu trùng bò lê. - Vợt lọc ấu trùng: Cỡ 45, 60, 80, 100, 150, 200, 500 µm; lọc phân cỡ ấu trùng giai đoạn D-veliger, hậu ấu trùng bò lê. II - Quy trình kỹ thuật sản xuất giống Ngao hai cồi. 1. Sản xuất sinh khối tảo thuần Bước 1: Chuẩn bị giống tảo: - Các loại tảo đơn bào: Nanochrolopsis occulata, Isochrysis galbana, Chaetoceros calcitrans, được lưu giữ trong bình tam giác thủy tinh 200 ml trong phòng thí nghiệm nhiệt độ 22 - 24 0C. Bước 2: Pha môi trường dưỡng chất nuôi cấy tảo - Pha môi trường F/2 theo Guillard (1975). Trong 1 lít dung dịch môi trường F/2 gồm: dung dịch đa lượng (75g NaNO3; 5g NaH2PO4; 0,45g EDTA và 3,15g FeCl3), dung dịch vi lượng (0,98g CuSO4.5H2O; 2,2g ZnSO4; 18g MnCl2; 1g CoCl2; 0,63g Na2MoO4.2H2O và 0,35 g Silic), vitamin (50mg Biotin; 200g Vitamin B1 và 50 mg Vitamin B12). Bước 3: Chuẩn bị bể và túi nuôi cấy tảo - Hệ thống bể, túi nilon dùng để nhân sinh khối tảo được vệ sinh bằng nước ngọt, khử trùng, diệt khuẩn bằng dung dịch Chlorine nồng độ 10 ppm, để ráo nước 3 - 5 giờ. Bước 4: Cấp nước vào bể và túi nilon + Nước dùng để nhân sinh khối tảo có độ mặn từ 25 - 30 ‰, đã được lọc qua hệ thống lọc thô (lọc cát), qua các túi lọc/lõi lọc bông cỡ 1 - 5 µm và than hoạt tính. + Lượng nước cấp 2/3 thể tích bể hoặc túi. + Bổ sung dung dịch Chlorine nồng độ 4 ppm trong 5 giờ để diệt khuẩn và tảo tự nhiên. + Sục khí nhẹ, liên tục trong bể, túi. Bước 5: Cấy tảo giống thuần + Cung cấp 200- 300 ml giống tảo thuần vào mỗi túi, bể + Bổ sung môi trường dưỡng chất nuôi tảo (F/2), theo tỷ lệ 1 ml môi trường/1 lít nước trong bể, túi. Bước 6: Thu hoạch tảo - Được tiến hành thu từ 5 - 7 ngày sau khi nuôi cấy - Cắm ống nhựa mềm đường kính 21 - 27 mm vào cách đấy bể hoặc túi khoảng 20 - 30 cm rồi rút 60 - 70% nước (tảo) ra ngoài. Bước 7: Nuôi cấy tảo lần 2 + Bổ sung nước đã lọc như ở bước 4 vào bể hoặc túi vừa thu hoạch bằng mực nước ban đầu. Bổ sung môi trường F/2 theo tỷ lệ như ở bước 5. + Thu hoạch tảo như ở bước 6. Lưu ý: Chỉ duy trì nuôi cấy tảo 2 lần trong cùng 1 bể hoặc túi nuôi sinh khối, sau đó vệ sinh, diệt khuẩn dụng cụ nuôi cấy và sử dụng tảo giống từ nguồn giống được lưu trữ giống thuần. 2. Cho sinh sản giống Ngao hai cồi. Các bước cho sản xuất giống Ngao hai cồi được thể hiện qua sơ đồ sau: Hình 2: Sơ đồ quy trình sản xuất giống Ngao hai cồi
Ngao tự nhiên
≥18 tháng tuổi Cỡ 30 - 40 con/kg TSD ở giai đoạn II Mật độ: 150 con.m2 Độ mặn: 15 - 27‰ Nhiệt độ: 24 - 30 0C
Lựa chọn, nuôi vỗ ngao bố mẹ
Cho ăn 2 lần/ngày thức ăn tảo đơn bào N.oculata, I.galbana, C.calcitrans, với hàm lượng 2 - 3x106 tb/ml/ngày
2.1. Lựa chọn, nuôi vỗ và kích thích sinh sản ngao bố mẹ Giải pháp kỹ thuật đưa ra là lựa chọn được quần đàn ngao hậu bị và ngao bố mẹ được thu gom từ tự nhiên hoặc từ các bãi nuôi thương phẩm có chất lượng đảm bảo để đưa vào cho sinh sản nhân tạo. Các bước tuyển chọn được thực hiện như sau: a) Lựa chọn ngao bố mẹ. Bước 1: Lựa chọn những cá thể Ngao có kích cỡ 3 - 3,5 cm (30 - 40 g/con), có gờ tăng trưởng thưa, đều, không bị dập vỡ. Bước 2: Kiểm tra phát triển tuyến sinh dục - Giải phẫu, tách lấy tuyến sinh dục soi trên kính hiển vi có độ phóng đại 10x10 để xác định giai đoạn phát triển buồng trứng hoặc tình trạng hoạt động của tinh trùng. Lựa chọn quần đàn có tỷ lệ tuyến sinh dục phát triển ở giai đoạn II chiếm đa số để đưa vào nuôi vỗ. - Quan sát bằng mắt thường: Ngao đực có tuyến sinh dục căng, có màu trắng sữa, có độ nhầy, dính. Ngao cái có buồng trứng căng, nhìn thấy hạt li ti, có màu trắng hơi vàng. b) Nuôi vỗ ngao bố mẹ. - Ngao bố mẹ được nuôi vỗ trong điều kiện có mái che nhằm kiểm soát ánh nắng và độ mặn không thay đổi quá đột ngột. - Thời gian nuôi vỗ từ 15 - 30 ngày Bước 1: Chuẩn bị bể nuôi vỗ - Bể nuôi vỗ được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ, lắp đặt hệ thống sục khí đều trong bể. Duy trỳ sục khí 24/24 giờ trong suốt quá trính nuôi vỗ. Bước 2: Cấp nước vào bể Nước được cấp từ bể lắng qua túi lọc 20 µm, độ mặn 15 - 27 ‰, nhiệt độ 24 - 30 0C, mực nước 30 - 40 cm. Bước 3: Thả và chăm sóc ngao bố mẹ - Mật độ nuôi vỗ Ngao bố mẹ: 150 con/m2 - Cho Ngao bố mẹ ăn lượng 2 - 3x106 tế bào tảo/ml/ngày bằng tảo 2 loài tảo thuần N.occulata, C.calcitrans với tỷ lệ 1:1; chia thành 2 bữa 7h và 17h. - Định kỳ 3 - 5 ngày, tiến hành thay toàn bộ nước trong bể Bước 4: Kiểm tra sự thành thục của ngao - Định kỳ tuần/lần tiến hành giải phẫu, kiểm tra, quan sát tuyến sinh dục của Ngao thấy tuyến sinh dục phát triển căng, màu trắng sữa hoặc vàng nhạt, khi cắt màng bao tuyến sinh dục thấy có dịch đặc sệt màu trắng sữa hoặc vàng nhạt (tinh hoặc trứng) chảy ra thì chuyển ngao bố mẹ thành thục sang bể kích thích sinh sản. c) Kích thích sinh sản ngao Bước 1: Ngao bố mẹ được thu, rửa sạch bằng nước ngọt, để ráo nước qua đêm hoặc bóng râm 3 - 5 giờ. Bước 2: Chuẩn bị bể kích thích sinh sản - Nước có độ mặn 20 - 26 ‰, nhiệt độ 26 - 30 0C, được cấp vào bể kích thích sinh sản đã được lọc sạch qua bể lọc cát và lõi lọc 10 µm. - Sục khí: khí được sục nhẹ, đều, liên tục 24/24 giờ. Bước 3: Kích thích ngao bố mẹ sinh sản - Chuyển ngao bố mẹ thành thục từ bể nuôi vỗ sang bể kích thích sinh sản. Xếp ngao vào các rổ nhựa (4 kg/rổ), treo vào bể kích thích sinh sản. Mỗi bể treo 20 - 30 kg. - Giảm nhiệt độ nước trong bể từ 5 - 7 0C bằng đá lạnh trong 1 giờ, sau đó đưa nước về nhiệt độ tương tự trong bể nuôi vỗ. - Tăng hoặc giảm độ mặn trong bể đẻ 15 - 20‰ trong 1 giờ, sau đó đưa về độ mặn tương tự trong bể nuôi vỗ. - Thời gian kích thích sinh sản từ 3 - 5 giờ, nếu ngao không sinh sản thì chuyển lại bể nuôi vỗ tiếp tục chăm sóc, theo dõi cho lần sinh sản sau. Bước 4: Thu và ấp trứng thụ tinh - Khoảng 30 - 45 phút sau khi phóng tinh và trứng ra môi trường nước, chuyển ngao bố mẹ sang bể nuôi vỗ. - Trứng thụ tinh được ương trực tiếp trong bể kích thích sinh sản bằng cách duy trì sục khí nhẹ, liên tục. Sử dụng vợt có mắt lưới 80 µm thu váng và tạp chất nổi trên bề mặt bể sau 1 - 2 giờ. - Ấu trùng D-veliger được thu bằng vợt có mắt lưới 45 µm chuyển qua bể ương 12 - 15 giờ sau khi thụ tinh. 2.2. Ương ấu trùng giai đoạn bơi tự do (ấu trùng D-veliger) Thời gian ương từ 12 - 15 ngày, đến khi ấu trùng biến thái hoàn toàn thành con giống cấp I. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Chuẩn bị bể ương - Bể được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ. - Lắp đặt hệ thống sục khí, các viên đá khí được lắp đặt đều trong bể. Duy trỳ sục khí 24/24 giờ trong suốt quá trính nuôi vỗ. Bước 2: Cấp nước vào bể ương - Nước được cấp vào ao ương từ ao lắng qua hệ thống lọc cát và thiết bị lọc tinh (5 µm), độ mặn 20 - 26 ‰, nhiệt độ 26 - 31 0C.
Bước 3: Thả ương ấu trùng vào ao ương - Chuyển ấu trùng D-veliger từ bể kích thích sinh sản sang ao ương bằng vợt có mắt lưới 45 µm. Mật độ ương ấu trùng là 10 ấu trùng/ ml. - Duy trì mực nước trong ao ương trong suốt quá trính ương; nước chỉ được bổ sung kèm với thức ăn hàng ngày. Bước 4: Cho ấu trùng ngao ăn - Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 6, cho ấu trùng ngao ăn các loài tảo đơn bào: N.occulata, I.galbana, C.calcitrans với tỷ lệ 1:1:1 với hàm lượng 5 - 7x105 tế bào/ml/ngày, chia thành 2 bữa vào 7h và 17h hàng ngày. - Từ ngày thứ 7 cho ấu trùng ăn lượng ≥15x105 tế bào/ml/ngày - Kiểm tra tình hình sử dụng thức ăn của ấu trùng qua kính hiển vi quang học (10x10) vào lúc 16h chiều để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho những ngày tiếp theo. Bước 5: Thu ngao giống cấp I Ngao giống cấp I được thu bằng lưới lọc cỡ 500 µm, chuyển sang ao mới để tiếp tục ương, thuần hóa thành ngao giống cấp II./.