KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ “Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng kết hợp với nuôi cá rô phi nhằm giảm thiểu bệnh chết sớm trên tôm thẻ tại Nghệ An”
Thứ năm - 12/01/2023 22:291.1680
I - ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây việc việc sử dụng chưa đúng kỹ thuật, sử dụng tràn lan về hóa chất và kháng sinh đã làm cho môi trường bị thoái hóa, bệnh tật xẩy ra nhiều, làm cho việc nuôi tôm bị gặp nhiều rủi ro và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Một trong những bệnh thường gặp và gây chết hàng loạt ở tôm nuôi là Hội chứng tôm chết sớm (EMS) hay còn gọi là Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPNS). Nguyên nhân gây ra EMS được các nhà khoa học khẳng định là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus bị nhiễm virus được gọi là thể thực khuẩn (phage) lây lan qua đường miệng vào đường tiêu hóa, sau đó sinh ra độc tố gây tổn thương gan tụy của tôm. Có nhiều giải pháp được đưa ra để khắc phục tình trạng trên, đáng chú ý trong thời gian qua, mô hình nuôi ghép hay nuôi kết hợp cá rô phi với tôm đang trở nên phổ biến vì những hiệu quả thiết thực mà loài cá này mang lại cho tôm nuôi. Cá rô phi có tập tính đảo trộn các tầng nước trong ao, giúp đáy ao và nguồn nước ao nuôi tốt hơn. Cá rô phi cũng ăn mùn bã hữu cơ trong ao, từ đó giúp giảm lượng chất thải trong ao nuôi, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, kích thích sự phát triển các loại tảo có lợi. Ngoài ra, cá rô phi còn có tác dụng tiêu diệt một số vật chủ trung gian mang mầm bệnh và ăn cả xác tôm chết, từ đó giúp hạn chế sự lây lan mầm bệnh trong ao nuôi. Trong giải pháp kỹ thuật nuôi ghép hay nuôi kết hợp, người nuôi có thể sử dụng nhiều đối tượng nuôi khác nhau nhưng có tác dụng hỗ trợ nhau như: tôm, cá, cua, tảo biển… để đưa vào mô hình nuôi. Hiện nay, trên thế giới đang áp dụng nhiều cách nuôi ghép, nuôi kết hợp như: nuôi cá trong ao lắng, nuôi cá lồng trong ao tôm, nuôi cá thả chung với tôm trong ao, hoặc mô hình kết hợp dùng nước nuôi cá rô phi để nuôi tôm, rồi lấy nước nuôi tôm để trồng rong biển. Tại Việt Nam, một số bà con nuôi tôm cũng đã dùng cá rô phi để xử lý nước trong ao lắng cung cấp nước cho ao tôm mang lại hiệu quả cao. Mô hình nuôi kết hợp giữa tôm thẻ chân trắng và cá rô phi thì các yếu tố môi trường trong nước cấp cho ao nuôi tôm được đảm bảo, chất lượng nước được cải thiện; làm giảm tỷ lệ tôm chết sớm, cá rô phi giúp khống chế bệnh hoại tử gạn tụy cấp ở tôm; cá rô phi cũng ngăn cản sự phát sinh mầm bệnh ở tôm; đồng thời tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, một số cán bộ địa phương còn lo ngại về hiệu quả của mô hình nuôi kết hợp vì cho rằng năng suất nuôi không cao và chi phí đầu tư thức ăn sẽ tăng, từ đó dẫn đến kém hiệu quả nuôi. Giáo sư Kevin Michael Fitzsimmon cho biết, mô hình này không chỉ giúp giảm mầm bệnh trong môi trường ao nuôi mà năng suất các sản phẩm tạo ra từ mô hình rất ấn tượng. Cụ thể, mô hình thử nghiệm (trong điều kiện hoàn hảo) nuôi tôm thẻ chân trắng từ nguồn nước ao nuôi cá rô phi tại Thái Lan cho năng suất tôm nuôi lên đến 20 tấn/ha và cá rô phi đến 60 tấn/ha. Những năm gần đây, tại một số địa phương ven biển trong tỉnh Nghệ An từ khi hiệu quả của nghề nuôi tôm thẻ được khẳng định và những thất bát, rủi ro trong nuôi tôm sú ngày càng gia tăng thì hầu hết nông dân đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Cũng do lợi nhuận cao từ nghề nuôi tôm thẻ chân trắng cùng với sự giúp đỡ của ngành Thủy sản và các địa phương, nông dân đã chuyển đổi các diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất làm muối kém hiệu quả sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Nghệ An chiếm 91% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh. Có nhiều vùng nuôi hiện đã chuyển sang nuôi 100% tôm thẻ chân trắng, như: Nghi Thái, Nghi Quang (huyện Nghi Lộc); Diễn Trung, Diễn Kim (huyện Diễn Châu); Mai Hùng, Quỳnh Bảng, Quỳnh Xuân (huyện Quỳnh Lưu)... Tuy vậy, nuôi trồng thuỷ sản tiềm ẩn những rủi ro, dịch bệnh và nhiều vấn đề khác đặt ra, với nuôi tôm thẻ chân trắng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hiệu quả từ nuôi tôm thẻ chân trắng là không bàn cãi, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nghề nuôi này thực sự phát triển bền vững, lâu dài và hạn chế thấp nhất những rủi ro. Đây là vấn đề được ngành Thủy sản và các địa phương ven biển đặt ra và bàn tính đến. Tuy nhiên, để giải được bài toán này là điều không đơn giản, phải có sự vào cuộc không chỉ của ngành Thủy sản mà còn của cả các ngành chức năng, chính quyền địa phương và cả các hộ nuôi. Giải pháp được đặt ra là làm tốt việc quản lý tôm giống, quy hoạch, khoanh vùng nuôi, giám sát môi trường dịch bệnh để phát hiện và có những biện pháp xử lý kịp thời. Những vấn đề này, thực tế tại các vùng nuôi trong tỉnh, để làm tốt được là điều không dễ. Ngay như khâu xử lý môi trường, tránh việc gây ô nhiễm nguồn nước thì mỗi một vùng nuôi đang có những khó khăn, vướng mắc riêng. Để khắc phục những vấn đề trên, ngành Thủy sản Nghệ An và các địa phương cần tập trung xây dựng các mô hình nuôi tôm bền vững; triển khai các giải pháp về xử lý môi trường, quản lý tốt con giống đầu vào, làm tốt công tác thú y thủy sản..., để đưa nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển bền vững, lâu dài, giảm thấp nhất những rủi ro. Một trong những giải pháp được áp dụng là triển khai mô hình nuôi kết hợp giữa tôm thẻ chân trắng và cá rô phi nhằm giảm thiểu bệnh chết sớm trên tôm thẻ. Do đó, Trung tâm giống thủy sản Nghệ An đã triển khai xây dựng mô hình: “Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng kết hợp với nuôi cá rô phi nhằm giảm thiểu bệnh chết sớm trên tôm thẻ tại Nghệ An” bước đầu đã thu được kết quả khả quan. II -Đặc điểm sinh học của đối tượng nghiên cứu.
Hình 1: Tôm thẻ chân trắng và cá Rô phi đơn tình dòng Gift 1. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng: 1.1. Đặc điểm sinh học tôm thẻ thích nghi với môi trường: Bảng 1: Các thông số môi trường thích hợp với tôm thẻ chân trắng
TT
Các chỉ tiêu
Khoảng thích hợp
Khoảng chịu đựng
1
Độ mặn (‰)
10 - 30
0,5 – 45
2
Nhiệt độ
25 - 32
16 – 43
3
pH
7,5 - 8,5
6 – 10
4
Độ kiềm (mg/lít)
80 -150
60 – 200
5
Oxy hòa tan (mg/lít)
4 - 7
3 -7
6
NH3 (mg/lít)
< 0,1
< 0,2
7
H2S (mg/lít)
< 0,01
< 0,03
Bảng 2: Thời gian kiểm tra các thông số môi trường
TT
Thông số
Thời điểm đo
7 giờ
15 giờ
1
Độ mặn (‰)
1 tuần / lần
2
Độ kiềm
3 ngày/ lần
3
Nhiệt độ
X
X
4
pH
X
X
5
Oxy
X
6
NH3
X
7
Độ trong
X
1.2. Đặc điểm dinh dưỡng: Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp, có thể ăn loại thức ăn từ gốc động thực vật. Thức ăn công nghiệp, nhu cầu đạm 20 - 30 % thấp hơn tôm sú 38 - 40 %, hệ số thức ăn thấp từ 0,9 - 1,2 (thông thường 1,1) so với tôm sú là 1,5 (mật độ thả 100 - 120 con/m2). Tỷ lệ sống 85%. 1.3. Đặc điểm sinh sản: Trong điều kiện nhân tạo tôm chân trắng có thể thành thục và đẻ trứng. 1.4. Đặc điểm sinh trưởng: Tôm thẻ chân trắng sinh trưởng thông qua quá trình lột xác, chu kỳ lột xác thông qua từng giai đoạn phát triển, tôm thẻ có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, ở giai đoạn < 20 g/ con, sau 30 ngày tăng trung bình 1-1,4g. Từ 75 - 85 ngày (PL 12), tùy theo mật độ nuôi và điều kiện nuôi có thể đạt kích cỡ 80 - 100 con/kg. 2. Đặc điểm sinh học cá rô phi: 2.1. Đặc điểm hình thái: Cá rô phi có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Vi đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Vi lưng có những sóc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt. 2.2. Môi trường sống: Các loài cá rô phi hiện đang nuôi có đặc điểm sinh thái gần giống nhau. Nhiệt độ:Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20 - 320C, thích hợp nhất là 25 - 320C. Khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao từ 8 - 420C, cá chết rét ở 5,50C và bắt đầu chết nóng ở 420C. Nhiệt độ càng thấp thì cá càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh. Độ mặn:Cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được trong môi trường nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối từ 0 - 40%.Trong môi trường nước lợ (độ mặn 10 - 25‰) cá tăng trưởng nhanh, mình dày, thịt thơm ngon. pH: Môi trường có độ pH từ 6,5 - 8,5 thích hợp cho cá rô phi, nhưng cá có thể chịu đựng trong môi trường nước có độ pH thấp bằng 4. Oxy hoà tan:Cá rô phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm, mật độ tảo dày, có hàm lượng chất hữu cơ cao, thiếu oxy. Yêu cầu hàm lượng oxy hoà tan trong nước của cá rô phi ở mức thấp hơn 5 - 10 lần so với tôm sú. 2.3. Đặc điểm dinh dưỡng: Khi còn nhỏ, cá rô phi ăn sinh vật phù du (tảo và động vật nhỏ) là chủ yếu (cá 20 ngày tuổi, kích thước khoảng 18mm). Khi cá trưởng thành ăn mùn bã hữu cơ lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thuỷ sinh. Trong nuôi công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khô, bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, bột lúa, cám mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng. Trong tự nhiên cá thường ăn từ tầng đáy có mức sâu từ 1 - 2m. 2.4. Đặc điểm sinh trưởng: Tốc độ sinh trưởng của cá rô phi thay đổi tùy theo nhiệt độ, thức ăn và mật độ thả. Ở giai đoạn cá con, cá rô phi có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, đạt 15 - 20 g/tháng. Trong điều kiện nuôi bình thường, từ tháng thứ 2 trở đi tốc độ sinh trưởng của cá có chậm lại, bình quân tăng 35 - 40 g/con (tháng thứ 2), 70 - 80 g/con (tháng thứ 3) và 40 - 50 g/con (tháng thứ 4). Sau 4 tháng nuôi cá có thể đạt kích cỡ 200 - 250 g/con. IV - Kết quả thực hiện. 1. Chuẩn bị ao nuôi: - Ao chứa lắng: có diện tích 2.000 m2. - Ao nuôi tôm: có diện tích 3.000 m2. - Ao nuôi tôm được rào lưới quanh bờ để tránh các loài ký chủ trung gian gây bệnh từ bên ngoài. - Bờ ao lót bạt để chống xói lở và hạn chế rò rỉ. 1.1. Cải tạo ao: (ao nuôi, ao lắng): - Ao lắng và ao nuôi tôm được cải tạo theo quy trình kỹ thuật: Bơm cạn, và phơi khô đáy ao. 1.2. Lấy nước và xử lý nước: - Lấy nước vào ao lắng (qua túi lọc) cho đầy ao, lắng 5 ngày. - Cấp nước từ ao lắng qua ao nuôi (qua túi lọc) đạt từ 1,3 - 1,4 m, tiến hành chạy quạt liên tục 3 ngày cho trứng cá và giáp xác nở. - Xử lý Chlorine nồng độ 30ppm (30kg/1.000m3 nước) vào buổi tối để diệt tạp và diệt khuẩn nước ao. - Sau khi xử lý chlorine 7 ngày, tiến hành xử lý EDTA liều 3kg/1.000m3 nước để khử kim loại nặng và độ cứng của nước ao. - Chạy quạt liên tục trong thời gian xử lý nước để phân hủy dư lượng Chlorine có trong ao. 1.3. Gây màu nước ao nuôi tôm: - Gây màu nước bằng mật đường + cám gạo + bột cá (tỷ lệ 3:1:3) ủ trong 12 giờ. Liều lượng: 3kg/1.000m3 nước ao, tạt liên tục 3 ngày vào lúc 9 giờ sáng kết hợp với vôi Dolomite 10 kg/m3. 1.4. Thiết kế hệ thống quạt nước: - Chỉ lắp đặt ở ao nuôi tôm - Bố trí 4 góc ao 4 giàn quạt, mỗi giàn quạt 12 cánh. Đặt cách bờ 1,2 - 1,5m. Khoảng cách giữa 2 cánh quạt nước từ 40 - 60 cm, lắp so le nhau. Nhìn chung công tác chuẩn bị ao trước khi thả cá và tôm chu đáo: Ao được cải tạo tốt, nước ao có màu xanh vỏ đậu, các chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi phù hợp cho sinh trưởng của cá rô phi và tôm giống. 2. Thả giống: 2.1. Thả cá: - Ngày 10 /3/ 2015 thả cá giống rô phi vào ao lắng. - Mật độ thả nuôi: 2 con/m2. Số lượng thả: 4.000 con - Nguồn cá giống: Trung tâm giống thủy sản Nghệ An - Chất lượng cá giống: Đồng đều kích cỡ, cá khỏe mạnh không bị bệnh. Cá trước khi thả được thuần độ mặn đến 12‰ (bằng với độ mặn nước ao lắng sử dụng để nuôi cá) 8 ngày trong bể xi măng trước khi thả nuôi ao. 2.2. Thả tôm giống: - Tôm giống trước khi thả được lấy mẫu xét nghiệm, không nhiễm các bệnh đốm trắng, đầu vàng, taura, vi khuẩn Vibrio, tôm khỏe mạnh. - Ngày thả: 20/4/2015 - Số lượng thả: 4.000 con - Mật độ:100 con/ m2. Bảng 3: Các yếu tố môi trường nước lúc thả tôm
TT
Nhiệt độ (0C)
pH
DO (mg/l)
NH3 (mg/l)
H2S (mg/l)
Độ kiềm (mg/l)
Độ mặn (‰)
Độ trong (Cm)
1
24
7,6
6
0
0
120
12
38,5
- Các chỉ tiêu môi trường nước ao được kiểm tra lúc thả đều nằm trong khoảng thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm. - Tôm được thuần 15 phút trước khi thả ra ao để nhiệt độ nước bao đựng tôm tương đương với nhiệt độ nước ao và giúp tôm dần thích nghi với môi trường sống mới không bị sốc sau khi thả. - Thả tôm vào lúc 7 giờ sáng. - Nguồn tôm giống: Công ty TNHH sản xuất và ứng dụng công nghệ thủy sản Vina - Ninh Thuận. 2.3. Thả ghép cá rô phi với tôm - Sau thời gian nuôi tôm được 30 ngày tuổi tiến hành thả cá rô phi vào ao nuôi tôm với mật độ cá thả nuôi là 5 con/100 m2. - Số lượng cá thả trong ao nuôi tôm là: 150 con 3. Chăm sóc và quản lý: 3.1 Đối với cá: - Thức ăn sử dụng cho cá là thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm từ: 25 - 35%. - Thực hiện cho ăn, chăm sóc theo quy trình - Luôn quản lý tốt thức ăn không để dư thừa ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước - Thường xuyên theo dõi sức khỏe cá rô phi nuôi, mức ăn và màu nước ao để điều chỉnh cho phù hợp. - Cấp bổ sung thêm nước mới cho ao lắng sau khi bơm cấp cho ao nuôi tôm hoặc khi nước ao có tảo phát triển mạnh. - Luôn đảm bảo nước ao nuôi cá rô phi có màu xanh lá chuối hoặc vỏ đậu, độ trong 35 - 40 cm. Nếu độ trong nước ao thấp hơn 35 cm thì giảm cho cá ăn hoặc ngừng cho cá ăn. - Theo dõi tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. - Sau khi nước ao lắng bơm kích vào ao nuôi tôm thẻ sẽ được cấp bổ sung lại theo con nước, tháng 2 lần. Nước sau khi cấp vào ao lắng được xử lý Iodine với liều lượng 1 lít/1.500m3 nước, nhằm sát khuẩn nước. Trong thời gian thực hiện mô hình diễn biến các chỉ tiêu môi trường ao nuôi thể hiện qua bảng dưới đây. Bảng 4: Diễn biến các chỉ tiêu môi trường nước trong ao nuôi cá
Tháng nuôi
Nhiệt độ (0C)
pH
DO (mg/l)
NH3 (mg/l)
H2S (mg/l)
Độ kiềm (mg/l)
Độ mặn (‰)
Độ trong (cm)
1
24 - 29
7,5 - 7,8
5 - 5,5
0
0
120 - 130
12 - 13
38 - 41
2
28 - 34
7,5 - 8
5 - 5,5
0 - 0,001
0 - 0,0001
120 - 140
12 - 13
38 - 39
3
30 - 36
8 - 9
5 - 6
0 - 0,001
0 - 0,0001
120 - 140
12 - 13
37- 38
4
29 - 36
7,5 - 9
5 - 6
0 - 0,002
0 - 0,0002
120 - 140
8 - 10
36 - 38
5
29 - 34
7,5 - 8
5 - 6
0 - 0,001
0 - 0,0002
120 - 140
7 - 9
36 - 37
- Trong thời gian thực hiện do việc chăm sóc và quản lý tốt nên các chỉ tiêu môi trường ao nuôi khá phù hợp cho sự sinh trưởng của cá cũng như đảm bảo yêu cầu chất lượng nước khi được cấp bổ sung cho ao nuôi tôm. 3.2. Ao nuôi tôm: - Sử dụng thức ăn công nghiệp cho tôm thẻ có hàm lượng protein từ 30 - 35%. - Thực hiện, cho ăn và quản lý theo quy trình kỹ thuật. Trong thời gian thực hiện mô hình, thường xuyên theo dõi, cập nhập diễn biến của các yếu tố môi trường tại ao nuôi, số liệu được thể hiện ở Bảng 5. Bảng 5: Kết quả theo dõi sự biến động của các yếu tố môi trường ao nuôi tôm
Tháng nuôi
Nhiệt độ (0C)
pH
DO (mg/l)
NH3 (mg/l)
H2S (mg/l)
Độ kiềm (mg/l)
Độ mặn (‰)
Độ trong (cm)
1
24-29
7,5-7,8
6-6,5
0-0,03
0-0,002
120-140
12-13
36-38,5
2
28-33
7,5-8,3
5,5-6,6
0,01-0,1
0,001-0,005
120-130
12-13
34-36
3
29-35
7,8-8,5
5-6,8
0,05-0,1
0,002-0,03
120-160
12-13
32-35
4
30-35
7,5-8,3
4,8-7
0,1-0,2
0,005-0,02
110-160
8-10
30-35
5
29-33
7,5-7,8
4,5-7
0,1-0,3
0,01-0,02
120-140
8-10
30-33
- Trong thời gian thực hiện mô hình các chỉ số môi trường nước có sự biến động theo thời gian nuôi, qua các tháng tùy theo diễn biến thời tiết. Nhìn chung các yếu tố môi trường khá ổn định, ít biến động, nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của tôm nuôi. - Sử dụng nguồn nước cấp từ ao nuôi cá rô phi nên các yếu tố môi trường nước ổn định, ít thay đổi nên trong quá trình thực hiện mô hình nuôi hóa chất sử dụng để khắc phục các hiện tượng trên giảm đi rất nhiều so với nuôi tôm theo phương thức cũ. 4. Quản lý sức khỏe tôm nuôi: - Hàng ngày quan sát hoạt động bắt mồi và sức khỏe của tôm trong ao, xem biểu hiện bên ngoài của tôm thông qua màu sắc, phụ bộ, thức ăn trong ruột,…để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường kịp thời xử lý. - Sử dụng 04 sàng ăn để kiểm tra sức khỏe tôm nuôi và điều chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lý. - Định kỳ từ 7 - 10 ngày chài tôm để xác định tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, sức khỏe tôm cũng như xác định trọng lượng, sản lượng tôm trong ao nhằm điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. - Thường xuyên bổ sung vitamin C, men tiêu hóa đường ruột, khoáng chất cần thiết và có thể bổ sung thêm nhóm dinh dưỡng tăng cường chức năng gan, giải độc gan trộn cho tôm ăn hàng ngày. 5. Phòng và trị bệnh cho tôm - cá: Thời tiết năm nay diễn biên phức tạp nắng nóng kéo dài, mưa lớn đột ngột ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng, phát triển của tôm nuôi. Thời tiết nắng nóng kéo dài trong tháng 5 - 7 nên tôm tại các vùng nuôi, ao nuôi tôm xung quanh bị bệnh phân trắng chết nhiều, có vùng phải xả toàn bộ ao. Tôm nuôi tại ao mô hình cũng thấy xuất hiện hiện tượng bệnh đó là tôm yếu, phân trắng nổi trên mặt nước, chết rải rác. Khi phát hiện tôm bị bệnh, nhóm thực hiện mô hình đã dùng men vi sinh xử lý đáy ao (BIO - BACTER for shrimp) để phân hủy chất hữu cơ có trong ao do phân thải ra hàng ngày, do tảo tàn, thức ăn thừa, xác vỏ tôm lột xác... tạo môi trường ao nuôi thông thoáng, sạch bệnh. Đồng thời, sử dụng kháng sinh đặc trị bệnh phân trắng là BIO SULTRIM 48% liều 10 ml/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 7 ngày. Sau khi dùng kháng sinh trộn men tiêu hóa BIO ZYME for shrimp trong 7 ngày nhằm giúp phục hồi hệ vi sinh vật đường ruột tôm nuôi. Qua thời gian theo dõi tình hình dịch bệnh và dùng thuốc xử lý bệnh trên tôm nuôi cho thấy hiện tượng tôm chết rải của tôm đã dừng hẳn. Môi trường nước cũng được ổn định hơn, mầm bệnh không bị phát tán do cá rô phi đã ăn các chất thải do tôm thải ra, xác tảo, thức ăn thừa… Ngoài ra không thấy xuất hiện thêm hiện tượng dịch bệnh khác. 6. Kết quả theo dõi tăng trưởng: Trong quá trình thực hiện, định kỳ 10 - 30 ngày/lần, tiến hành kéo lưới, kiểm tra tốc độ sinh trưởng, phát triển của tôm thẻ và cá rô phi, kết quả thu được như sau: Bảng 6: Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng
TT
Thời gian nuôi (ngày)
Số lượng tôm nuôi (con)
Tỷ lệ sống
(%)
Khối lượng TB (g/con)
Tổng khối lượng tôm
(Kg)
Tỷ lệ cho ăn
(%)
Tổng lượng thức ăn (kg)
1
30
300.000
100
0,1
30
477
2
40
294.000
98
1,5
441
8
353
3
50
291.000
97
2,8
815
6
489
4
60
285.000
95
4,9
1.397
5
698
5
70
270.000
90
6,7
1.809
3
543
6
80
255.000
85
9,5
2.423
2
485
7
90
249.000
83
12
2.988
1,8
538
8
100
240.000
80
14,5
3.480
1,6
557
9
110
234.000
78
18,5
4.329
1,5
649
10
120
228.000
76
22
5.016
1,3
652
11
150
225.000
75
25
5.625
1,2
2.025
7.465
Trong suốt quá trình nuôi 5 tháng cho thấy tôm phát triển khá nhanh, giai đoạn thay đổi thời tiết tôm bị bệnh hao hụt khá nhiều tuy nhiên đã khắc phục được. Nước ao nuôi tôm luôn có màu xanh ổn định, các yếu tố môi trường ít biến động, ít sử dụng thuốc, kháng sinh. Bảng 7: Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá rô phi
TT
Thời gian nuôi (ngày)
Số lượng cá nuôi (con)
Tỷ lệ sống
(%)
Khối lượng TB (g/con)
Tổng khối lượng cá
(Kg)
Tỷ lệ cho ăn
(%)
Tổng lượng thức ăn (kg)
1
30
4.000
100
4
16
6
28
2
60
3.920
98
40
157
5
210
3
90
3.800
95
120
456
4
504
4
120
3.800
95
260
988
2
532
5
150
3.800
95
350
1.330
2
728
2.002
Nhìn chung cá rô phi tăng trưởng phát triển tốt trong môi trường nước lợ. Đây không phải là đối tượng nuôi chính và để tránh ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước ao lắng nên chỉ cho ăn cá duy trì. Vì vậy, tăng trưởng phát triển của cá không nhanh như nuôi cá rô phi là đối tượng chính. Trong giai đoạn nắng nóng kéo dài cá ở ao lắng có hiện tượng bị chết rải rác, ăn kém. Nhóm thực hiện mô hình đã sử dụng thuốc Tiên đắc trộn vào thức ăn với lượng 200g/100 kg cá/ngày, kết hợp với 5g Vitamin C, khoáng + 5ml Bổ gan cho 1 kg cho cá ăn liên tục trong 5 ngày, kết quả trị bệnh cho thấy bệnh ở cá giảm dần sau đó khỏi hẳn. Trong thời gian cá bị bệnh không lấy nước từ ao lắng cấp sang ao nuôi tôm. 7. Thu hoạch: Sau 5 tháng nuôi, tiến hành thu hoạch tôm, cá, số lượng và trọng lượng thu được cụ thể như sau: - Đối với tôm thẻ: Tỷ lệ sống đạt 75%; Kích cỡ thu hoạch trung bình 40 con/kg (25 g/con); Sản lượng đạt 5.625 kg, tương đương năng suất 18,7 tấn/ha/vụ; Hệ số chuyển đổi thức ăn của tôm nuôi là FCR = 1,33. - Đối với cá Rô phi: Tỷ lệ sống đạt 95%; Kích cỡ thu hoạch trung bình 350 g/con; Sản lượng đạt 1.330 kg. Qua kết quả thu hoạch cho thấy: Sau 5 tháng nuôi tôm đạt trọng lượng 25 g/con, cá đạt trọng lượng 350 g/con. Sản lượng thu hoạch tôm là 5.625 kg, cá là 1.330 kg vượt mục tiêu mô hình đặt ra (3.000 kg tôm, 1.300 kg cá thương phẩm). Điều đó cho thấy cá rô phi sinh trưởng tốt trong môi trường nước lợ, cho năng suất sản lượng cao, tỷ lệ sống khá cao (75% đối với tôm; 95% đối với cá), tôm, cá sinh trưởng, phát triển khá đồng đều về kích cỡ. Qua thực tế cho thấy, tôm thẻ sinh trưởng và phát triển khá nhanh vì vậy tùy theo điều kiện của thị trường có thể rút ngắn thời gian nuôi và thu tỉa để bán (nuôi trong vòng 2,5 - 3 tháng tôm đạt kích cỡ 80 - 100 con/kg đã có thể thu tỉa hoặc thu hoạch toàn bộ để bán tùy thuộc vào thị trường tiêu thụ). 8. Hiệu quả kinh tế của mô hình: Qua 5 tháng thực hiện mô hình, trên cơ sở các chi phí trực tiếp của mô hình nuôi và sản phẩm thu được, giá cả thị trường của sản phẩm tại thời điểm hiện tại, hiệu quả kinh tế của mô hình đạt được như sau: Bảng 8: Hiệu quả kinh tế của mô hình
TT
Nội dung
ĐVT
Số lượng
Đơn giá (đ)
Thành tiền (đ)
I
Chi phí trực tiếp
644.410.000
1
Tôm giống
Con
300.000
95
28.500.000
2
Rô phi giống
Con
4.000
800
3.200.000
3
Thức ăn công nghiệp cho tôm
Kg
7.465
32.700
313.822.000
4
Thức ăn công nghiệp cho cá
2.002
14.130
28.288.000
5
Cải tạo ao, gây màu nước
Ao
2
2.500.000
5.000.000
6
Thuốc phòng, hóa chất xử lý
67.700.000
7
Bạt lót bờ và đáy ao nuôi tôm
31.500.000
8
Dụng cụ test nhanh môi trường
2.000.000
9
Khấu hao ao hồ
20.000.000
10
Khấu hao giàn quạt
3.400.000
11
Khấu hao mô tơ, đường điện
10.000.000
12
Dụng cụ phục vụ sản xuất
15.000.000
13
Dầu chạy máy
6.000.000
14
Điện
50.000.000
15
Nhân công (6 tháng x 5.000.000 đ/tháng/ người)
Người
2
30.000.000
60.000.000
II
Tổng thu
939.900.000
1
Tôm
Kg
5.625
160.000
900.000.000
2
Cá
Kg
1.330
30.000
39.900.000
III
Lợi nhuận
295.490.000
Qua bảng 8 thấy, hiệu quả kinh tế của dự án đạt khá cao bởi tôm thẻ là đối tượng có giá trị kinh tế cao, nhờ nuôi kết hợp với cá rô phi, môi trường ổn định, giảm thiểu dịch bệnh nên tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi khá nhanh, tỷ lệ sống đạt khá cao, giá bán cao, cho hiệu quả kinh tế cao. Điều đó cho thấy, mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ kết hợp với cá rô phi là mô hình có hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại, thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm thẻ và cá rô phi đều dễ dàng ở cả trong và ngoài tỉnh. Giá cá thương phẩm phụ thuộc vào thời điểm, kích cỡ và phương thức thu hoạch bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Hiện tại, với kích cỡ tôm từ 30 - 40 con/ kg giá bán dao động trong khoảng 160.000 - 180.000 đồng/kg. Qua 5 tháng nuôi với 5.000m2 nuôi đã thu lợi nhuận ròng là 295.490.000đ, đây là mức thu khá cao so với người nuôi tôm có cùng diện tích ở cùng vùng nuôi. IV - Kết luận: Qua kết quả thực hiện mô hình cho thấy mô hình “Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng kết hợp với nuôi cá rô phi nhằm giảm thiểu bệnh chết sớm trên tôm thẻ tại Nghệ An” đã được đơn vị và chủ mô hình phối hợp nhịp nhàng, thực hiện nghiêm túc, đảm bảo nội dung, mục tiêu và tiến độ đề ra, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống của tôm đạt 75%, cá đạt 95%, kích cỡ thu hoạch trung bình đối với tôm là 40 con/kg, đối với cá là 350g/con; Sản lượng thu hoạch đạt 5.625 Kg tôm thẻ thương phẩm, 1.330 kg cá rô phi thương phẩm; Năng suất tôm thẻ đạt 18,7 tấn/ha/vụ; Hệ số chuyển đổi thức ăn của tôm là FCR = 1,33. Cho thấy, mô hình nuôi kết hợp tôm thẻ và cá rô phi cho hiệu quả kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng của tôm khá nhanh, tỷ lệ sống khá cao, ít bị bệnh, năng suất cao, đây là mô hình nuôi cần được nhân rộng trên địa bàn Nghệ An./.