Phòng, trị bệnh ở tôm càng xanh

Thứ ba - 28/03/2023 22:03 2.713 0

Hỏi: Tôm càng xanh nuôi được 2 tháng thì xuất hiện có những con bị màu trắng đục ở phần đuôi, tôm nuôi có biểu hiện ăn ít lại, di chuyển chậm chạp, lờ đờ, phần cơ đục lan ra toàn thân. Hỏi đây là bệnh gì và biện pháp chữa trị ra sao?

(Phạm Thanh Thủy, xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ)

Trả lời: 

Theo mô tả, tôm càng xanh đang bị đục cơ. Tác nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn Lactococcus garvieae gây ra. Bệnh thường phụ thuộc vào các yếu tố gây sốc về môi trường như sự thay đổi đột ngột và độ pH. Điều kiện môi trường ao nuôi xấu cũng là nguyên nhân gây bệnh đục cơ ở tôm càng xanh. Theo các nhà nghiên cứu, tính đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hiệu quả bệnh đục cơ trên tôm càng xanh. Do đó cách tốt nhất là phòng bệnh trước tôm nhiễm bệnh và dịch bệnh bùng phát bằng cách: Lựa chọn giống thật kỹ, có kích thước đồng đều trước khi thả nuôi tại những trại giống có uy tín, có thể chấp nhận giá cả cao hơn một chút, để cho quá trình nuôi được an toàn, không mua ở những cửa hàng nhỏ lẻ, kém chất lượng tránh gây tổn thất nặng nề về sau. Không mua tôm giống nếu phát hiện tôm có dấu hiệu không bình thường. Tôm càng xanh vốn rất mẫn cảm và nhạy cảm với các loại hóa chất, do đó việc sử dụng hóa chất vào xử lý môi trường nước, ao nuôi sẽ dẫn đến nguy cơ thất bại cao. Có thể sử dụng vôi sống liều lượng 2 kg/100 m3 nước ao và dùng các chất vô cơ chứa clo để diệt trùng đáy. Sử dụng các sản phẩm vi sinh theo định kỳ nhằm xử lý, làm sạch môi trường nước và đáy ao nuôi, khử khí độc.

Hỏi: Biện pháp khắc phục bệnh tôm càng xanh khó lột vỏ?

(Nguyễn Đức Trí, xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng)

Trả lời:

Tôm càng xanh không lột vỏ, có thể do thức ăn cung cấp cho tôm không đủ chất hoặc lượng cho nhu cầu của tôm, lượng ôxy hòa tan trong nước thấp, nước ao bị ô nhiễm do lượng mùn bã hữu cơ trong nước nhiều, tôm bị bệnh như bệnh đóng rong. Để giúp tôm lột xác tốt, người nuôi cần thực hiện các biện pháp: Nên thả nuôi với mật độ vừa phải (5 – 7 con/m2) để quản lý tốt môi trường ao nuôi. Khi tôm bị đóng rong, dùng phèn xanh (CuSO4) liều lượng 100 g/100 m3 nước hay formol liều lượng 2 – 2,5 lít/1.000 m3  nước phun xuống ao để diệt khuẩn, đồng thời kích thích tôm lột xác. Lưu ý, khi dùng thuốc diệt cá tạp hay hóa chất khác để kích thích tôm lột vỏ, cần tính toán chính xác thể tích nước ao nuôi, nhằm đưa ra lượng thuốc phù hợp. Phải kiểm tra tình trạng sức khỏe tôm nuôi, tình hình thời tiết, chất nước. Nếu không, vô tình sẽ làm thay đổi điều kiện sống của tôm và rất có thể tôm sẽ bị nhiễm độc chết hàng loạt. Nước ao cần duy trì hàm lượng ôxy hòa tan cao. Để tăng lượng ôxy hòa tan trong nước, cần thay nhiều lần lượng nước trong ao nuôi qua hệ thống cống có ngăn lưới ở miệng cống, sục khí cho ao nuôi hoặc lắp đặt hệ thống quạt nước. Nuôi tôm bán thâm canh hoặc thâm canh nên lắp đặt hệ thống sục khí hay quạt nước cho ao nuôi; đặc biệt cần tăng cường quạt khí cho tôm thời điểm lột vỏ (phát hiện vỏ tôm ở sàng ăn).

Ban KHKT

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn muốn biết thông tin về sản phẩm tôm giống của trung tâm?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay5,750
  • Tháng hiện tại99,371
  • Tổng lượt truy cập10,579,329
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây