QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG THƯƠNG PHẨM TẠI NGHỆ AN
Thứ ba - 28/12/2021 20:152.8880
I - MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG
Hình 1: Cá rô đầu vuông
1. Đặc điểm hình thái và sinh trưởng
Hiện nay cá rô đầu vuông vẫn trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu chưa có nghiên cứu cụ thể nào về đặc điểm sinh học của đối tượng này. Trong quá trình theo dõi nuôi nhận thấy cá rô đầu vuông có những đặc điểm sinh học khá tương đồng với cá rô đồng. Cá có hình dáng giống cá rô đồng bình thường nhưng khi cá có kích thước lớn, đầu cá có hình hơi vuông, thân dài có 2 chấm đen ở gần đuôi và mang cá. Kích thước và tốc độ tăng trưởng lớn hơn gấp nhiều lần cá rô đồng. 2. Tập tính cư trú Cá rô đầu vuông sống ở nước ngọt, chỉ mới thấy xuất hiện trong ao nuôi cá rô đồng ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Chúng sống rất khỏe, có thể chịu đựng được điều kiện thiếu nước trong thời gian khá lâu do chúng có cơ quan hô hấp trên mang, thở khí trời và thích nghi với khí hậu nhiệt đới, lúc khô hạn cá có thể chui rúc trong bùn dựa vào đặc điểm này có thể vận chuyển cá rô đầu vuông sống đi tiêu thụ ở các nơi.
3. Tập tính ăn và sinh sản - Cá rô đầu vuông là loài ăn tạp nghiêng về động vật do cấu tạo hệ tiêu hóa ngắn so với chiều dài của thân cá. Có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên hai hàm. Cá rô đầu vuông có thể ăn tôm, tép, các loài động vật không xương sống, côn trùng bay trong không khí, lúa, gạo, hạt cỏ, phân động vật... Trong điều kiện nuôi có thể cho ăn bằng thức ăn tươi sống và thức ăn công nghiệp. - Cá trưởng thành sau khi tiêm kích dục tố chỉ trong vòng 12 - 14 giờ cá sẽ đẻ. Mỗi năm có thể đẻ từ 7 - 8 lứa. II - QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TẠI NGHỆ AN 1. Lựa chọn địa điểm, thiết kế xây dựng, cải tại ao nuôi. a) Lựa chọn địa điểm: - Chọn vùng có thân đất chắc, có cao trình đảm bảo tưới tiêu thuận lợi cho ao nuôi để thuận lợi cho việc cấp và tiêu nước. - Có nguồn nước sạch, chủ động, không bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt cũng như nước thải công nghiệp. - Ao nuôi cá diện tích 1.000 - 5.000 m2, độ sâu 1,4 - 2 m, bùn đáy 15 - 20 cm, pH đất = 6,5 - 8, bờ ao được đắp vững chắc, có cống cấp và thoát nước chủ động. Ao nuôi nên có hình chữ nhật. - Vị trí chọn ao phải quang đảng, không cớm rợp. - Giao thông thuận lợi, điện lưới đầy đủ và an ninh đảm bảo b) Thiết kế ao nuôi: Cá rô đầu vuông là loài có khả năng di cư từ ao này sang ao khác bằng cách trèo, vượt bờ ao rất nhanh, nhất là khi trời mưa và thường di cư trong đêm. Để tránh thất thoát và thuận lợi cho công tác thu hoạch ao nuôi cần được xây dựng đảm bảo các yêu cầu sau: - Đáy ao: Nạo vét lớp bùn đáy chỉ để lại 15 - 20 cm bùn, san đáy bằng phẳng nghiêng về phía cống thoát. - Bờ ao: Ao nuôi cần được đắp bờ chắc chắn, có chiều cao tối thiểu 2m, phía trên bờ ao có hệ thống lưới chắn cao 0,5 m để tránh cá vượt ra ngoài. - Hệ thống cống cấp và tiêu nước. + Cống cấp: Bố trí cống cấp ở phía có nguồn nước cấp vào ao đảm bảo cao trình cao để thường xuyên cấp nước tạo dòng chảy trong ao. + Cống tiêu: Bố trí cống tiêu ở phía có mương nước thải, theo dạng cống tràn có độ cao 1,2 m để luôn thoát nước nhưng vẫn thường xuyên duy trì mức nước tối thiểu trong ao đạt 1,2 m. Ở miệng cống cấp và thoát nước phải có hệ thống lưới chắn chắn không để cá theo nguồn nước ra ngoài. c) Cải tạo ao nuôi: - Hút cạn nước, bắt hết cá tạp, nạo vét bớt bùn đáy để lại lớp bùn dày 20 cm, gia cố lại hệ thống bờ, cống tiêu, cống thoát và lấp hết hang hốc và vệ sinh xung quanh bờ ao. - Phơi đáy ao 03 ngày cho se ráo mặt ao, tiến hành bón vôi khử trùng, diệt tạp với lượng 7 - 10 kg/100 m2 ao. - Gây màu nước: Trước khi lấy nước vào ao cần phải gây màu: dùng 2 - 3kg NPK/100 m2 tạt đều xuống ao tạo nguồn thức ăn ban đầu là tảo và động vật phù du cho cá. - Lấy nước: Nguồn nước trong sạch, không nhiễm bệnh, không bị ô nhiễm, nước lấy vào được lọc qua lưới tránh địch hại và cá tạp vào ao. Lấy 1,2 - 1,5 m nước vào ao trước khi thả cá 2 - 3 ngày. - Căng lưới chắn xung quanh bờ ao để tránh cá vượt ra ngoài 2. Chọn giống, vận chuyển và thả giống cá rô đầu vuông. a) Chọn giống: Cá rô đầu vuông mới được phát hiện từ năm 2007 ở tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên nhiều cơ sở giống đã phát triển mạnh đối tượng này và sản xuất và cung cấp giống cá này cho các địa phương với số lượng lớn, đủ cho nhu cầu nuôi cá thịt, mạnh nhất là ở các tỉnh ĐBSCVL. Để chọn được cá rô đầu vuông giống đảm bảo chất lượng cần lưu ý một số yêu cầu sau: - Chọn những cơ sở sản xuất giống có uy tín, thường xuyên cung cấp cá rô đầu vuông giống cho ngươi nuôi, có số lượng giống lớn và đồng đều về kích cỡ để chúng ta tuyển chọn. - Chọn những cá thể khoẻ mạnh, không bị sây sát, dị hình, dị tật, bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng, cơ thể cá có nhiều nhớt. - Chọn nguồn giống có kích cở đồng đều, cân đối trên từng cá thể, bơi lội nhanh nhẹn thành đàn. b) Vận chuyển cá giống: Đối với cá rô đầu vuông giống, phương pháp vận chuyển tốt nhất là vận chuyển kín bằng bao ni lông có bơm ôxy. - Mật độ vận chuyển: Tuỳ thuộc vào từng kích cỡ cá giống để có số lượng cá vận chuyển hợp lý. Đối với bao bì vận chuyển có kích thước 60 x 95 cm, mật độ vận chuyển như sau: + Cỡ cá hương 1.000 - 1.500 con/kg mật độ vận chuyển 0,7 - 1 Kg/túi. + Cỡ 500 - 700 con/kg vận chuyển với mật độ 1.5 - 2.0 Kg/túi + Cỡ 300 - 400 con/kg vận chuyển với mật độ 2.5 - 3.5 Kg/túi - Thời gian vận chuyển cá: Tốt nhất trong thời gian < 30 tiếng, cách 10 tiếng tiến hành thay 100% nước 1 lần và thường xuyên phải lắc bao ni lông nhằm tăng cường hàm lượng ôxy cho cá. - Trước khi vận chuyển cá phải ngừng cho cá ăn trước 1 ngày và kéo luyện ép cá cẩn thận để tránh hao hụt trong quá trình vận chuyển. Trường hợp khi vận chuyển cá ở nhiệt độ cao trên 300C có thể bỏ đá lạnh trong bao ni lông để hạ nhiệt độ nước trong quá trình vận chuyển. c) Thả giốngcá rô đầu vuông: - Chất lượng giống: Chọn cá thể khoẻ mạnh, không bị xây xát, dị hình, dị tật, bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng, đồng đều, không mất nhớt và bơi thành đàn, chọn đúng giống cá Rô đầu vuông - Cỡ cá thả: 300 - 350 con/kg. - Mật độ: 20 - 40 con/m2. - Trước khi thả cá giống phải tắm cho cá bằng muối 15 - 30‰ trong 15 - 30 phút 3. Chăm sóc và quản lý. a) Thức ăn cho cá và cách cho ăn: - Thức ăn tự chế: Bột cá 20 %, đậu tương 30%, cám gạo 45%, ngô 5% - Thức ăn công nghiệp: dùng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm 25-30%. - Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá (FCR): Thức ăn tự chế biến từ 3 - 3,5 và thức ăn viên công nghiệp là 1,6 - 1,8. - Định kỳ bổ sung thêm Vitamin C, khoáng với hạm lượng 5 g/1 kg thức ăn trộn vào thức ăn cho cá ăn để tăng sức đề kháng cho cá. Tỷ lệ cho cá ăn từ 3 - 10% trọng lượng thân tùy theo trọng lượng và giai đoạn phát triển của cá. Cho cá ăn 2 lần/ngày vào 8 - 9h sáng và 4 - 5 h chiều. c) Quản lý ao nuôi: - Quản lý chất lượng nước: Trong qua trình nuôi cần thường xuyên theo dõi chất nước ổn định trong sạch. Khi màu nước nhạt cần bón phân vô cơ với lượng 1,5-3,0kg đạm và 0,8-1,5 kg lân/1.000 m2 ao tuỳ vào màu nước để bón liều lượng phù hợp, bón vào lúc trời mát. Sau khi bón cần quan sát màu nước tránh bón nhiều làm nước bị ô nhiễm. - Thay nước tạo dòng chảy thường xuyên cho ao nuôi tránh trường hợp nước bẩn, cá dễ bị nhiễm bệnh. Luôn duy trì độ trong khoảng 35cm. - Thường xuyên kiểm tra pH khoảng 7 - 8. Nếu pH giảm dùng Zeolite để ổn định với lượng 7 - 10 kg/1.000 m2. - Định kỳ bón vi sinh 3 lần/tháng để sử lý môi trường nước và cải tạo đáy ao với lượng 9lít/ha. - Định kỳ 15 ngày/lần sử dụng vôi xử lý môi trường nước ao với lượng 200 - 250 kg/ha ao Do điều kiện ở Nghệ An các tháng mùa đông nhiệt độ xuống thấp nên cần thực hiện các yêu cầu sau: - Thường xuyên giữ mực nước cao 1,4 - 1,8m để ổn định nhiệt độ nước. - Dùng bèo tây phủ 1/3 diện tích ao nuôi về phía đông để hạn chế gió làm thay đổi nhiệt độ nước trong mùa đông. - Thức ăn phải đảm bảo chất dinh dưỡng, bổ sung thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng bệnh tật cũng như chịu rét của cá. - Chú ý công tác phòng bệnh, xử lý môi trường nước để hạn chế bệnh trong mùa đông cho cá, đặc biệt là các bệnh về nấm trong mùa lạnh. - Hạn chế kiểm tra cá tránh làm cá bị thương tổn tạo điều kiện cho bệnh tấn công cá trong mùa lạnh. 4. Các biện pháp phòng và trị bệnh cho cá rô đầu vuông. a) Phòng bệnh: Cá rô đầu vuông là loài ít mắc bệnh. Tuy nhiên, trng quá trình nuôi nếu không làm tốt công tác phòng bệnh cá vẫn thường gặp một số bệnh như: bệnh sình bụng, đen thân, xuất huyết cấp tính, nấm thủy mi, lở loét. Nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh là do môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, chế độ cho ăn không hợp lý, hoặc do chất lượng thức ăn đang sử dụng không tốt. Để tránh dịch bệnh xẩy ra cấn phải thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sau: - Cải tạo và cải thiện môi trường nuôi: Cải tạo khu vực nuôi: sau mỗi chu kỳ nuôi cần tháo cạn vét bớt bùn, phơi khô và khử trùng ao. Dùng vôi nung khử trùng đáy ao liều lượng 700 - 1.000 kg/ha ao nuôi. - Vệ sinh môi trường nuôi: Định kỳ 15 ngày khử trùng ao nuôi bằng vôi nung 200 - 300 kg/ha ao và 3 lần/tháng bón vi sinh với lượng 9lit/ha - Tiệu diệt các tác nhân gây bệnh: + Khử trùng cho cá giống: Muối ăn 2 -3%, Foocmalin, thuốc tím 3 - 5g/m3 nước. + Khử trùng thức ăn: chọn thức ăn tươi không hôi thối, rửa sạch trước khi cho cá ăn. + Tẩy trùng dụng cụ và địa điểm cho cá ăn bằng vôi nung hoặc Cloruavôi. - Tăng cường sức để kháng cho cá. + Kiểm tra con giống trước khi nuôi: Chọn con giống đúng quy cỡ, đồng đều, không xây xát, không có dấu hiệu bệnh lý, thả giống đúng mật độ. + Quản lý và kỹ thuật nuôi: chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật. + Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng. + Bổ sung vitamin, khoáng cho cá b) Một số bệnh thường gặp ở cá rô đầu vuông: - Bệnh do nấm thủy mi (nấm nước ở cá) + Bệnh nấm thủy mi gây tác hại lớn đối với nhiều loài cá nuôi ở giai đoạn cá con, cá thịt và trứng cá. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và thời tiết lạnh khi nhiệt độ xuống thấp (18 – 200C), đặc biệt khi cá bị xây xát (do đánh bắt hoặc vận chuyển) hoặc do viêm nhiễm ngoài da (do bệnh ghẻ lở hoặc do ký sinh trùng ký sinh). + Dấu hiệu bệnh lý: Khi cá bị nấm thủy mi ký sinh, trên da cá xuất hiện vùng trắng xám tua tủa những sợi nấm nhỏ, mềm tạo thành những búi trắng như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường (để cá bệnh trong nước dễ quan sát hơn). + Cách phòng trị: Dùng xanh Malachite liều lượng 1 - 2 g/m3 nước tắm cho cá trong thời gian 30 phút hoặc liều lượng 0,1 - 0,2 g/m3 nước tắm cho cá trong 24 giờ. Cá bệnh được tắm liên tục trong 3 - 5 ngày hoặc dùng muối ăn liều lượng 2 - 3 kg/m3 nước tắm cá trong 24 giờ, tắm cá liên tục trong 3 - 5 ngày. Để phòng bệnh nấm thủy mi, ao nuôi phải được tẩy dọn kỹ sau mỗi vụ nuôi. Khi cá bị xây xát cần phải tắm muối trước khi thả nuôi. - Bệnh lở loét + Dấu hiệu bệnh lý: Những dấu hiệu đầu tiên là cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động lờ đờ, bơi nhô đầu lên mặt nước, da cá xẫm lại, có vết mòn màu xám hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, các vây và đuôi. Những vết loét dần dần lan rộng thành những vết loét rộng, vẩy rụng, xuất huyết và viêm. Những con cá bệnh nặng các vết loét lõm sâu tới xương. Giải phẩu các cơ quan nội tạng hầu như không biến đổi. + Cách phòng trị : Dùng vôi tạt xuống ao với liều lượng 2 kg/100 m 3 , 2 tuần 1 lần. Hoặc dùng muối ăn với liều lượng 2 - 3% tắm cho cá 5 - 15 phút. Hoặc dùng thuốc tím với liều lượng 10 g/m3 tắm cho cá trong thời gian 10 - 30 phút. Dùng kháng sinh có chứa Oxytetracyline, trộn vào thức ăn cho cá ăn liên tục 5 ngày 5. Thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Sau 4 - 5 tháng nuôi, cá đạt cỡ 150 – 250 gam/con (kích cỡ thương phẩm) thì tiến hành thu hoạch. Cá rô đầu vuông lớn khá đều, ít bị chênh lệch kích cỡ giữa cá đực và cá cái như rô đồng thường. Việc thu hoạch cá cần căn cứ vào thị trường đầu ra của sản phẩm nhằm tăng hiệu quả kinh tế cao. a) Thu hoạch cá rô đầu vuông: Để thu hoạch đạt hiệu quả cao và không ảnh hưởng đến chất lượng cá thương phẩm, thông thường áp dụng một số hình thức sau: - Thu tỉa: Đối với cá rô đầu vuông thương phẩm càng lớn giá thành càng cao do đó có thể thu tỉa những con có kính cỡ lớn bán trước, còn con nhỏ tiếp tục để lại nuôi. Phương pháp thu tỉa dùng lưới đánh bắt con lớn. - Thu tổng thể: Đối với những ao nuôi cá đạt kích cỡ lớn đồng đều tiến hành thu tổng thể. Phương pháp thu như sau: - Trước khi thu ngừng cho cá ăn 1 - 2 ngày. - Bơm cạn triệt để nước ao bắt cá. b) Bảo quản sản phẩm cá rô đầu vuông: Đối với cá rô đầu vuông sau khi thu hoạch phải bảo quản sống để tăng giá trị sản phẩm do đó trước khi thu hoạch phải làm tốt công tác chuẩn bị cụ thể: - Liên hệ, hẹn ngày giao hàng với cơ sở thu mua. - Chuẩn bị dụng cụ và địa điểm để lưu cá trong quá trình thu hoạch đảm bảo nước trong sạch, có sục khí để tăng tỷ lệ sống sau thu hoạch và xuất bán tổng thể. - Cá khi thu hoạch phải nhẹ nhàng tránh sây sát làm cá dễ bị chết và nhanh chóng đưa đến điểm lưu cá. - Đối với những con bị chết nhanh chóng rửa sạch và bảo quản lạnh không để cá ươn thối./.