1. Lựa chọn - Xây dựng ao nuôi.
a) Lựa chọn ao nuôi:
- Ao nuôi nên chọn những nơi có nguồn nước chủ động, trong sạch, không bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt cũng như nước thải công nghiệp.
- Ao nuôi có diện tích từ 1.000 - 3.000 m2/ao, có dạng hình chữ nhật để dễ chăm sóc, quản lý. Độ sâu mực nước ao đạt từ 1.2 - 1.5. Bờ ao cao hơn mực nước khi cao nhất trong ao tối thiểu đạt 0,5 m. Bờ ao chắc chắn, không rò rỉ nước.
- Ao nằm ở vùng có thân đất rắn chắc, có cao trình đảm bảo cho việc luân chuyển nước, thay nước. Có hệ thống cống cấp, cống thoát nước đầy đủ, riêng biệt.
- Ao nuôi phải thoáng đảng, không cớm rợp.
- Có hệ thống giao thông thuận tiện, điện lưới ổn định và an ninh đảm bảo.
b) Xây dựng ao nuôi:
Do cá chình là loài thích chui rúc vào hang, ngách đá nên ao nuôi cá chình để tránh thất thoát cá, thuận tiện cho việc thu hoạch cần xây dựng ao đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đáy ao: Nạo vét lớp bùn đáy chỉ để lại 15 - 20 cm bùn, san đáy bằng phẳng nghiêng về phía cống thoát.
- Bờ ao bốn bề được kè đá chắc chắn có độ cao tối thiểu 1,5 m, nên xây thẳng đứng và được gia trát phẳng, kín. Phía trên bờ ao bố trí hệ thống lưới chắn, cao 45 cm nghiêng về phía trong ao 1 góc 450, tránh cá vượt ra ngoài.
- Chân bờ: Phía dưới chân móng kè đá được xây một lớp gạch, có bề rộng 15 -20 cm sát với chân móng kè đá, có độ sâu âm xuống dưới nền đất cứng của đáy bùn 10 - 15cm, cao cách chân móng 15 - 20cm để tránh cá rúc xuống bùn, chui ngược lên phía trong bờ kè đá thông qua chân móng.
- Hệ thống cống ao:
+ Cống cấp: Bố trí cống cấp ở phía có nguồn nước cấp và đảm bảo cao trình để thường xuyên cấp nước tạo dòng chảy trong ao nuôi cá Chình.
+ Cống tiêu: bố trí theo dạng cống tràn, có độ cao 1m để luôn thoát nước nhưng vẫn luôn duy trì mực nước trong ao đạt 1m.
Ở miệng cống cấp và thoát phải có hệ thống lưới chắn chắc chắn, đảm bảo không để cá theo nguồn nước thất thoát ra ngoài.
- Hệ thống hang trú ẩn cho cá: Nên tạo hang trú ẩn cho cá ở phía có cống cấp nước vào ao, khu vực có ít người qua lại, xung quanh mép bờ từ 2m đến chân bờ ở đáy ao.
+ Vật liệu làm hang trú ẩn cho cá s`ử dụng các vật liệu như: Ống nhựa ø 60 (ống nước), ống mét, tre, gạch đá tạo thành hang hốc ở đáy ao.
+ Diện tích làm hang trú ẩn cho cá chiếm khoảng ¼ - 1/3 diện tích đáy ao nuôi.
2. Chuẩn bị ao nuôi:
Ao nuôi cá Chình sau khi được xây dựng xong đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật tiến hành cải tạo để nuôi.
- Hút cạn nước ao, bắt hết cá tạp, vệ sinh bờ, đáy ao sạch sẽ. Nếu ao nuôi có đáy bùn dày tiến hành vét bớt bùn đáy chỉ để lại 15 - 20 cm.
- Dùng vôi bột rải đều quanh ao với lượng 7 - 10 kg/100m
2 ao, tuỳ theo độ pH đất để khử trùng ao nuôi.
- Phơi đáy ao 3 ngày, trong thời gian phơi đáy ao tiển hành:
+ Dùng lưới nẹp quanh bờ tránh cá nhảy vọt qua bờ thoát ra ngoài.
+ Kiểm tra lại hệ thống bờ, cống trước khi cấp nước vào
- Lấy nước vào ao: Nguồn nước trong sạch không ô nhiễm, nước lấy qua lưới lọc tránh địch hại, cá tạp.
- Gây màu nước: Sau khi lấy nước xong tiến hành gây màu nước, dùng phân vô cơ 2 - 3 kg/100 m
2, theo tỷ lệ Đạm : Lân là 1 : 2 tạt đều xuống ao. Khi màu nước trong ao có màu nõn chuối thì tiến hành thả giống vào ao để nuôi.
3. Chọn giống và thả giống cá Chình:
a) Chọn giống cá Chình.
Do cá chình giống hiện tại chưa sinh sản nhân tạo được nên nguồn giống chủ yếu được đánh bắt từ tự nhiên. Phương pháp đánh bắt cá chình giống hiện nay cơ bản là sử dụng kích điện, câu, đơm đó….Việc đánh bắt cá chình giống bằng kích điện và câu rất ảnh hưởng đến sức khoẻ của cá chình giống đặc biệt là đánh bắt theo phương pháp câu thường làm tổn thương cơ quan tiêu hoá của cá.
Kích cỡ cá chình giống đánh bắt được thường không đồng đều về kích cỡ, số lượng đánh bắt ít do đó cá chình giống thường được thu mua qua đại lý thu gom cá chình giống.
Để chọn được cá chình giống đảm bảo chất lượng cần lưu ý một số yêu cầu sau:
- Chọn những đại lý có uy tín thường xuyên cung cấp cá chình giống cho người nuôi, có số lượng giống lớn và đồng đều về kích cỡ để chúng ta tuyển chọn.
- Chọn những cá thể khoả mạnh, không xây xát, dị hình, dị tật, bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng.
- Nên chọn những lô giống được đánh bắt theo phương pháp đơm đó hoặc cất vó là tốt nhất, trường hợp không có nên chọn những lô được đánh bắt bằng kích điện nhưng đã hồi tỉnh, khoẻ mạnh nhằm tránh hao hụt trong quá trình dưỡng cá cũng như khi vận chuyển. Không nên mua giống được đánh bắt theo phương pháp câu.
- Chọn nguồn giống có kích cỡ đồng đều, cân đối trên từng cá thể. Chọn đúng loài cá Chình hoa để nuôi nhằm có giá trị kinh tế cao.
Hình 1: Cá chình hoa
b) Thả giống:
Giống cá chình trước khi thả nuôi cần phải qua giai đoạn thuần hoá nhằm:
- Hồi phục sức khoẻ cho cá sau quá trình đánh bắt nhất là đánh bắt bằng xung điện và sau quá trình vận chuyển.
- Tập cho cá quen với môi trường nuôi nhốt, sử dụng thức ăn tĩnh.
- Tránh hao hụt cho cá sau khi thả nuôi
- Mật độ: 1 con/m2.
- Trước khi thả tắm cá bằng dung dịch nước muối 15 - 2 ‰ trong 10 - 15 phút.
- Kích cỡ cá giống thả: Đối với Nghệ An nên thả giống lớn kích cỡ từ 100 - 150 g/con.
- Mùa vụ thả giống: Ở Nghệ An mùa vụ thả giống nên thả từ cuối tháng 3 đầu tháng 4 dương lịch hàng năm, khống nên thả giống vào các tháng mùa đông lạnh, có nhiệt độ thấp.
4. Chăm sóc và quản lý:
a) Thức ăn:
- Sử dụng thức ăn cho cá Chình là tôm, tép, cá tạp tươi, có thể xay, cắt nhỏ hoặc để nguyên con sao cho vừa với miệng cá.
- Tỷ lệ cho ăn: 3 - 10% trọng lượng thân, tuỳ theo giai đoạn phát triển của cá. Cụ thể:
+ Cá có trọng lượng từ 100 - 500 g/con cho ăn 6 - 10% trọng lượng thân/ngày.
+ Cá có trọng lượng lớn hơn: 500 g/con cho ăn từ 3 - 5% trọng lượng thân/ngày.
- Thức ăn được cho vào sàng có gờ cao 0,7 - 10 cm để tránh rơi vãi thức ăn ra ngoài (bố trí 4 sàng), ngày cho ăn 2 lần/ngày vào 8 - 9 giờ sáng và 16 - 17 giờ chiều, tỷ lệ thức ăn cho ăn buổi chiều chiếm 60% lượng thức ăn trong ngày.
- Bổ sung giun quế 2 lần/tuần. Tỷ lệ cho ăn từ 0,5 - 1% trọng lượng thân.
b) Quản lý
- Quản lý chất nước: Phải luôn duy trì chất nước trong sạch, ổn định là khâu cần thiết trong nuôi cá Chình. Khi màu nước nhạt dùng lượng phân phù hợp để bón nhiều lần, dùng phân vô cơ 1,5 - 3,0 kg đạm, 0,8 - 1,5 kg urê, bón vào lúc trời mát. Sau khi bón cần quan sát màu nước tránh hiện tượng bón nhiều làm chất nước xấu.
- Thay nước tạo dòng chảy trong ao nuôi, số lần thay căn cứ vào thực tế duy trì độ trong khoảng 25- 30 cm.
- Thả các ống nhựa có đường kính 80 - 100 mm xuống đáy ao cách chân bờ khoảng 1,5 - 2 m làm nơi trú ẩn cho cá. Có thể bó lại thả gần sàng cho ăn hoặc gần cống cấp nước.
- Theo dõi pH luôn duy trì ở khoảng 7,5- 8,5, nếu pH giảm dùng Zeolite để ổn định, 7- 10 kg/100m3.
- Đặc biệt tránh hiện tượng nước ao bị thay đổi. Bố trí cống cấp và cống thoát phù hợp để nước trong ao luôn luôn luân chuyển, tạo dòng chảy trong ao.
- Định kỳ kéo lưới kiểm tra tốc độ tăng trưỏng của cá, để có kế hoạch chăm sóc.
- Đối với Nghệ An về các tháng mùa đông lạnh cần:
+ Tăng cường mực nước trong ao tối đa có thể được để ổn định nhiệt độ nước.
+ Dùng bèo tây (Lục bình), bỏ 1/3 diện tích mặt nước ao hạn chế gió làm thay đổi nhiệt độ nước trong mùa đông và tạo chỗ khuất để cá trú ẩn, ngoài ra còn có tác dụng lọc nước.
+ Tăng cường vật trú ẩn ở đáy ao để cá Chình trú ẩn.
+ Hiệu chỉnh lượng thức ăn phù hợp, nhằm đảm bảo lượng thức ăn không dư thừa, dẫn đến ô nhiễm nước.
+ Theo dõi những ngày nắng ấm, nhiệt độ cao cho cá ăn thức ăn có độ đạm cao kết hợp với trộn VitaminC, men tiêu hoá, thuốc kháng bệnh… nhằm đảm bảo nhu cầu năng lượng cũng như tăng sức đề kháng cho cá.
- Định kỳ 15 ngày bón vôi 2 kg/100m2 xử lý môi trường nước xen kẽ dùng men vi sinh xử lý đáy ao làm đáy ao trong sạch như: Pond clear liều dụng 1 kg/10.000 m2 ao hoặc men vi sinh Hand vest với liều 0,5 kg/1.000 m2 ao/lần.
- Định kỳ 1 tháng 1 lần sử dụng Iodine loại 12% nồng độ 30 ppm để tạt xuống ao nhằm diệt khuẩn, phòng bệnh cho cá.
- Chú ý công tác phòng bệnh, xử lý môi trường nước để hạn chế bệnh trong mùa đông cho cá đặc biệt là bệnh về nấm trong mùa lạnh. Hạn chế kiểm tra cá, tránh làm tổn thương cá tạo điều kiện cho nấm tấn công cá trong mùa đông.
5. Phòng, trị bệnh:
Các bệnh chủ yếu ở cá chình là bệnh thuỷ mi trùng quả dưa, trùng bánh xe, trùng mỏ neo, bệnh đỏ vây, bệnh thối mang…
Cải tạo môi trường xung quanh sạch sẽ.
Bổ sung Vitamin C vào thức ăn cho cá.
Định kì bón vôi 15 ngày/ lần với lượng 10 - 25 kg/ 1.000 m2, Cải tạo đáy bằng cách thường xuyên bón Zeolite, chế phẩm sinh học …
Khử trùng cá giống trước khi thả:
Dùng nước muối 0,3 - 0,5 % tắm cho cá trong thời gian 10 – 15 phút;
Dùng Formol 25 - 30 ppm tắm trong 6 - 8 giờ;
- Định kỳ 1 tháng 1 lần sử dụng Iodine loại 12% nồng độ 30 ppm để tạt xuống ao nhằm diệt khuẩn, nấm phòng bệnh cho cá.
6. Thu hoạch:
- Sau thời gian nuôi 15 - 20 tháng cá đạt cỡ thương phẩm tiến hành thu hoạch.
Do đặc điểm cá Chình thường chui rúc, nên công tác đánh bắt thu hoạch gặp nhiều khó khăn. Nếu thu hoạch không đúng cách, thường kéo dài thời gian thu hoạch và không triệt để, thậm chí gây chết cá ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị cá thương phẩm.
- Trước khi thu hoạch cần chuẩn bị giai, bể để lưu giữ cá sống đảm bảo 98% lượng cá thu hoạch còn sống nhằm tăng giá trị của sản phẩm.
- Phương pháp thu hoạch:
+ Trước khi thu hoạch cho cá nhịn ăn 1 ngày.
+ Tiến hành kéo lưới để thu bớt cá trong ao, sau khi gom cá lại tiến hành vận chuyển dần cá vào gia hoặc bể đã chuẩn bị trước để lưu, giữ cho cá sống.
+ Khi lượng cá trong ao đã gần hết tiến hành hút cạn nước ao để thu triệt để. Không để cá bị sặc bùn trong quá trình hút cạn nước nhằm tránh cá bị chết.
- Có thể thu tỉa những cá thể lớn bằng cách kéo lưới để thu cá./.